Hoa mắt trước màu sắc phong phú của các loài nấm (2)

Hoa mắt trước màu sắc phong phú của các loài nấm (2)

Nấm trời xanh, nấm mạng tím, nấm Bulgar đen... là những loài nấm có màu sắc ấn tượng nhất trong thế giới của các loài nấm.

 Nấm trời xanh (Entoloma hochstetteri) dài 3-4 cm, là loài nấm hiếm được ghi nhận ở New Zealand, nơi chúng được bình chọn là loài nấm quốc gia. Màu sắc đặc biệt của chúng được gắn với huyền thoại của người bản địa Maorivề loài chim kokako.
Nấm trời xanh (Entoloma hochstetteri) dài 3-4 cm, là loài nấm hiếm được ghi nhận ở New Zealand, nơi chúng được bình chọn là loài nấm quốc gia. Màu sắc đặc biệt của chúng được gắn với huyền thoại của người bản địa Maorivề loài chim kokako.
Nấm Verdigris Agaric (Stropharia aeruginosa) dài 2-6 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm rừng mảnh, màu xanh da trời này được tìm thấy trên các bãi cỏ, lớp mùn trong rừng từ mùa xuân đến mùa thu.
Nấm Verdigris Agaric (Stropharia aeruginosa) dài 2-6 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm rừng mảnh, màu xanh da trời này được tìm thấy trên các bãi cỏ, lớp mùn trong rừng từ mùa xuân đến mùa thu.
Nấm li xanh (Chlorociboria aeruginascens) dài 0,2-1 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm li hình chén này có màu lam khi chín.
Nấm li xanh (Chlorociboria aeruginascens) dài 0,2-1 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm li hình chén này có màu lam khi chín.
Nấm tán nhớt lục lam (Stropharia cyanea) dài 3-7, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mũ màu lam pha lục, úa dần sang màu vàng.
Nấm tán nhớt lục lam (Stropharia cyanea) dài 3-7, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mũ màu lam pha lục, úa dần sang màu vàng.
Nấm mạng tím (Cortinarius violaceus) mọc trong rừng hỗn giao khắp lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có có mũ và cuống màu tím đậm đặc trưng.
Nấm mạng tím (Cortinarius violaceus) mọc trong rừng hỗn giao khắp lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có có mũ và cuống màu tím đậm đặc trưng.
Nấm Laccaria tía (Laccaria amethystina) dài 2-5 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm mảnh mai, dễ nhận biết này có màu tím sậm khi còn tươi và các bào tử phủ trên phiến nấm như bột.
Nấm Laccaria tía (Laccaria amethystina) dài 2-5 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm mảnh mai, dễ nhận biết này có màu tím sậm khi còn tươi và các bào tử phủ trên phiến nấm như bột.
Nấm Blewit cuống tím (Lepista nuda) dài 5-12 cm, phổ biến trong các khu rừng hỗn giao ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mũ nấm màu tím dần ngả sang nâu khi già, riêng cuống và các phiến vẫn giữ nguyên màu tím.
Nấm Blewit cuống tím (Lepista nuda) dài 5-12 cm, phổ biến trong các khu rừng hỗn giao ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mũ nấm màu tím dần ngả sang nâu khi già, riêng cuống và các phiến vẫn giữ nguyên màu tím.
Nấm mạng phớt tím (Cortinarius alboviolaceus) dài 5-8 cm, khu vực phân bố tương tự nấm Blewit cuống tím. Loài nấm này có thể quả màu trắng bạc pha ánh tím. Các phiến nấm khi già chuyển sang màu nâu.
Nấm mạng phớt tím (Cortinarius alboviolaceus) dài 5-8 cm, khu vực phân bố tương tự nấm Blewit cuống tím. Loài nấm này có thể quả màu trắng bạc pha ánh tím. Các phiến nấm khi già chuyển sang màu nâu.
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) dài 6-11 cm, phân bố ở phía Bắc lục địa Á - Âu. Loài nấm hiếm này có màu trắng tinh, mũ nấm hình chuông, hơi dính và bao gốc màu trắng. Đây là một trong những loài nấm "trắng nhất" thế giới.
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) dài 6-11 cm, phân bố ở phía Bắc lục địa Á - Âu. Loài nấm hiếm này có màu trắng tinh, mũ nấm hình chuông, hơi dính và bao gốc màu trắng. Đây là một trong những loài nấm "trắng nhất" thế giới.
Nấm kèn đen (Craterellus cornucopioides) dài 0,5-2 cm, được ghi nhận trên khắp lục địa Á - Âu. Loài nấm đặc biệt này có dạng loa kèn, mọc thành cụm trong đám lá sồi rụng. Mặt dưới của chúng có màu sáng hơn mặt trên.
Nấm kèn đen (Craterellus cornucopioides) dài 0,5-2 cm, được ghi nhận trên khắp lục địa Á - Âu. Loài nấm đặc biệt này có dạng loa kèn, mọc thành cụm trong đám lá sồi rụng. Mặt dưới của chúng có màu sáng hơn mặt trên.
Nấm Bulgar đen (Bulgaria inquinans) dài 0,5-4 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mặt ngoài màu nâu, mặt sản sinh bào tử bên trong màu đen, nhẵn và giống chất cao su.
Nấm Bulgar đen (Bulgaria inquinans) dài 0,5-4 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mặt ngoài màu nâu, mặt sản sinh bào tử bên trong màu đen, nhẵn và giống chất cao su.
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không?/ VTV TSTC.

GALLERY MỚI NHẤT