Phát hiện băng gạc bị bỏ quên 10 năm trong bụng bệnh nhân

Bà Trần Thị Lan (73 tuổi, Nghệ An) được chẩn đoán bán tắc ruột. Nhưng khi bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, bác sĩ phát hiện có gạc trong ổ bụng gần 10 năm.

Đầu tháng 7, bà Trần Thị Lan đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng đau thượng vị, áp xe ổ bụng, bán tắc ruột. Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa năm 2015 tại bệnh viện lớn. Sau mổ, mỗi năm bệnh nhân phải nhập viện điều trị 2-3 lần vì nghi ngờ bán tắc ruột.

ThS.BS Lê Văn Lượng - khoa Ngoại tổng hợp - cho biết sau khi khai thác tiền sử người bệnh, qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy bụng mềm, không chướng, sờ thấy khối kích thước 5x5 cm, di động, ấn đau tức, nghi ngờ có gạc trong ổ bụng.

Nhận thấy tình trạng nguy cấp, sau khi xác định có dị vật trong ổ bụng qua chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Khi mổ ổ bụng, bác sĩ nhận thấy không có dịch tự do, khối áp xe kích thước 10x10 cm vị trí giữa rốn, bên trong là miếng gạc được quai ruột non, mạc nối lớn bao bọc.

Phat hien bang gac bi bo quen 10 nam trong bung benh nhan

ThS.BS Lê Văn Lượng xác định dị vật trong bụng người bệnh.

Các bác sĩ tiến hành gỡ dính toàn bộ quai ruột non, đại tràng và thành bụng khỏi ổ áp xe, lấy dị vật, lau rửa, đặt dẫn lưu ổ bụng. Ba ngày sau phẫu thuật, người bệnh ổn định sức khỏe, không chướng hay đau bụng, hồi phục tốt và được ra viện.

Theo PGS.TS.BS Triệu Triều Dương - Giám đốc khối Ngoại, băng gạc phẫu thuật là vật dụng dễ bị bỏ quên trong cơ thể bệnh nhân khi phẫu thuật. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ bỏ sót gạc là 1/3.000 ca phẫu thuật. Gạc phẫu thuật bị quên trong ổ bụng có thể gây ra biểu hiện như đau bụng mạn tính, buồn nôn và nôn. Chẩn đoán sót gạc phẫu thuật rất khó và thường nhầm bệnh cảnh đau bụng do tắc ruột. Do vậy, khi thăm khám, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử phẫu thuật, không phiến diện, tránh bỏ sót tổn thương. Trên CT scan cản quang có thể thấy cấu trúc dạng xốp, bọt khí, vùng tăng đậm độ và nốt vôi hóa.

Phat hien bang gac bi bo quen 10 nam trong bung benh nhan-Hinh-2

Phẫu thuật cấp cứu lấy gạc trong ổ bụng người bệnh tại BVĐK Tâm Anh.

PGS Triều Dương nhấn mạnh trường hợp bỏ sót đồ trong bụng người bệnh có thể xảy ra ở phẫu thuật cấp cứu, mổ mở, cuộc mổ kéo dài hoặc tình huống tai biến, đặc biệt chảy máu nhiều. Tình huống áp lực cao, khiến bác sĩ dễ gặp sai sót. Để hạn chế biến chứng này, phẫu thuật viên và dụng cụ viên phòng mổ cần phối hợp chặt chẽ. Ê-kíp cần tuân thủ nguyên tắc kiểm đếm gạc và dụng cụ phẫu thuật trước, trong và sau khi phẫu thuật.

Băng gạc là công cụ không thể thiếu trong phẫu thuật, với chức năng thấm máu và chất dịch, giúp bác sĩ kiểm tra chính xác khu vực cần phẫu thuật. Ban đầu, chúng vô trùng. Tuy nhiên, sau khi sử dụng và vô tình bỏ sót trong bụng, chúng trở thành nơi sản sinh nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Các vật thể bỏ quên trong bụng có thể gây đau chướng, thậm chí nhiễm khuẩn khiến người bệnh nguy hiểm tính mạng.

ThS.BS Lê Văn Lượng cho biết người bệnh phẫu thuật cắt ruột thừa, phẫu thuật bắt con… cần theo dõi sức khỏe hậu phẫu. Khi xuất hiện triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt, bán tắc ruột…, bệnh nhân cần thăm khám, chia sẻ kỹ tiền sử bệnh để bác sĩ lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp, nhằm đưa ra kết luận chính xác, từ đó điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Tên trong bài đã được thay đổi để đảm bảo riêng tư cho nhân vật.

Bắt chẹt bệnh nhân, bác sĩ gặp kết thảm

Cảm giác bị bác sĩ và bệnh viện lừa đảo, đi chữa bệnh nam khoa nhưng lại bị cắt bao quy đầu, lệ phí phẫu thuật thì thu loạn, anh Hoàng sinh lòng oán hận, nảy sinh ý đồ giết người.

Bệnh nhân mắc ung thư, bác sĩ nói câu này...tinh thần phấn chấn

Bằng cách tiết lộ mình bị ung thư và vẫn khỏe mạnh suốt 9 năm, bác sĩ Dương khiến nhiều bệnh nhân lạc quan hơn, có niềm tin hơn khi chiến đấu với căn bệnh quái ác.

Bác sĩ Dương Hiểu Cương là bác sĩ chuyên khoa ung thư huyết học ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Cách đây 9 năm, anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Thế nhưng, sau khi nhận chẩn đoán, bác sĩ Dương không hề bi quan mà luôn giữ thái độ tích cực, quyết tâm chiến đấu với căn bệnh này.
Cũng nhờ sự tích cực trong điều trị và giữ thái độ lạc quan trong cuộc sống, kết hợp ăn uống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, anh đã sống chung với bệnh ung thư được 9 năm. Có thể nói, căn bệnh mà nghe tên ai cũng run rẩy đã không quật ngã được người bác sĩ kiên cường này. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.