Ở thế giới ngoài Trái Đất này, con người sẽ thở nhờ... đất

Đất Mặt Trăng có thể hoạt động như chất xúc tác quang hợp ngoài Trái Đất, một nghiên cứu mới chứng minh.

Theo SciTech Daily, đất trên Mặt Trăng có thể chứa các hợp chất hoạt tính giúp chuyển đổi carbon dioxide (CO2) thành oxy và nhiên liệu, một dạng "chất xúc tác quang hợp ngoài Trái Đất".

Thông tin trên được đưa ra trong bài công bố mới trên tạp chí Joule, thực hiện bởi hai nhà khoa học vật liệu Yingyang Yao và Zhigang Zou từ Đại học Nam Kinh (Trung Quốc). Các hợp chất trong đất Mặt Trăng - bao gồm các hợp chất giàu sắt và titan - có thể được sử dụng cho hệ thống điện phân nước chiết xuất từ Mặt Trăng và CO2 do các phi hành gia thở ra.

O the gioi ngoai Trai Dat nay, con nguoi se tho nho... dat

Tàu thăm dò Hằng Nga 5 của Trung Quốc - Ảnh: SPACE

Sản phẩm của quá trình này sẽ là oxy để thở cùng các hydrocarbon có thể dùng làm nhiên liệu như mê-tan. Nguồn năng lượng để cả hệ thống hoạt động cũng hết sức dồi dào, có thể tìm thấy khắp nơi: ánh sáng Mặt Trời.

"Chúng tôi sử dụng tài nguyên tại chỗ, trong môi trường tự nhiên để giảm thiểu trọng tải tên lửa. Chiến lược của chúng tôi là tạo nên kịch bản cho một môi trường sống ngoài Trái Đất bền vững và có giá cả phải chăng" - tiến sĩ Yao nói.

Họ dự định sẽ thử nghiệm hệ thống sản xuất oxy và nhiên liệu ứng dụng đất Mặt Trăng này với các phi hành đoàn của Trung Quốc trong tương lai.

Theo Sci-News, ý tưởng của nghiên cứu bắt nguồn từ việc phân tích cấu trúc và thành phần các mẫu đất Mặt Trăng do sứ mệnh Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã đem về Trái Đất. Mặc dù hiệu suất xúc tác của đất Mặt Trăng thấp hơn các chất xúc tác trên Trái Đất - vẫn dùng cho các hệ thống tương tự - nhưng các nhà khoa học vẫn đang thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau để cải thiện.

Nhiều phương án cho các căn cứ Mặt Trăng từng được các nhà khoa học khắp thế giới đưa ra, nhưng hầu hết đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn được chuyển trực tiếp từ Trái Đất. Điều này sẽ rất tốn kém và không phải là phương án bền vững, cũng như không thể vận chuyển được nhiều. Vi vậy tìm nguồn năng lượng tại chỗ là mục tiêu hàng đầu của các cơ quan vũ trụ.

Lá nằm ngang nhận được nhiều ánh sáng?


Theo GS.TSKH Phan Hồng Khôi, Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam: Quá trình sinh trưởng của thực vật chủ yếu dựa trên cơ chế quang hợp. Ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp. Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu nhiều ảnh hưởng đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng.

Lá nằm ngang (những lá ở vị trí thấp nhất) tiếp nhận ánh sáng được nhiều nhất. Các lá non cơ quan quang hợp chưa phát triển hết, khả năng quang hợp yếu hơn, nghiêng để tiếp nhận cường độ ánh sáng thấp hơn. Độ nghiêng của lá tăng dần từ dưới lên trên, các lá non là nghiêng nhiều nhất.

Tạo vitamin qua quang hợp trong tủ lạnh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Hệ thống ánh sáng đèn led màu cam được thiết kế để giả lập nguồn ánh sáng mặt trời tự nhiên, giúp rau quả tiếp tục quang hợp, giảm lượng đường phát sinh. Quá trình này giúp sản sinh vitamin C và các chất chống oxy hóa, mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn cho thực phẩm. Z65W còn được ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ mới như công nghệ cấp đông ngay lập tức (SuperCool), cấp đông mềm (Soft Freezing), máy nén Inverter tiết kiệm điện, chế độ vận hành thông minh Neuro Fussy...

Với công nghệ SuperCool, quá trình đóng băng diễn ra gần như lập tức mà không phá vỡ kết cấu tế bào, giữ nguyên hương vị, màu sắc thực phẩm. Công nghệ cấp đông mềm không đông đá, giúp thực phẩm có thể dễ dàng chế biến mà không cần phải xả đá hay chia nhỏ trước khi cấp đông. Chế độ thông minh Neuro Fussy tự động ghi nhớ các thông số vận hành theo thói quen sử dụng của chủ nhà, giúp tối ưu hóa điện năng sử dụng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.