Ô mai mốc xanh mốc đỏ vì bảo quản trong tủ lạnh

(Kiến Thức) - Nếu không bảo quản trong tủ lạnh thì gói ô mai nhà chị Bích đã không bị mốc như vậy. 

Chị Nguyễn Ngọc Bích (Gia Lâm, Hà Nội) thích ăn ô mai nên thường mua rất nhiều về tích trong nhà ăn dần. Mùa hè, nóng bức sợ ô mai bị hỏng nên chị Bích cho ô mai vào bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, sau khi bảo quản trong tủ lạnh một thời gian ngắn, khi bỏ ra ăn, ô mai đã bị mốc.
O mai móc xanh móc dỏ vì bảo quản trong tu lanh
 
Lời bàn: Không phải cái gì cũng bảo quản trong tủ lạnh, trong đó có ô mai. Lý do là vì khi cho ô mai vào trong tủ lạnh, hơi ẩm từ ô mai sẽ bốc lên và đọng lại ở bề mặt hộp đựng ô mai, sau đó nước từ vỏ hộp sẽ lại nhỏ xuống và làm ướt ngược trở lại ô mai. Khi ô mai bị ướt, đường bị tan ra tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Nguyên tắc bảo quản ô mai là phải giữ khô, không để dính nước. 
Vì vậy, để bảo quản ô mai/mứt được lâu, tốt nhất nên trong lọ/hộp kín, ăn đến đâu lấy đến đó rồi lại đậy chặt lại rồi để nơi thoáng mát. Tránh để ô mai chỗ có ánh nắng, không để gần bếp hoặc nơi có nguồn nhiệt, không để dưới đất, không để trong tủ lạnh.

Phát hiện lượng đường hóa học cao vọt trong ô mai

Loại ô mai mai khô (Ô mai ngũ vị) của Công ty Cổ phần Quí Hợp (số 3, Hàng Giầy,  Hoàn Kiếm) có hàm lượng đường hóa học Acesulfam K 2695 mg/kg, cao gấp 2,5 lần so với quy định của Bộ Y tế.

Ô mai độc tái xuất làm hại trẻ em

Chẳng ai biết đó là loại thực phẩm gì nhưng trẻ con rất thích ăn. Bề ngoài gói in vài chữ "tàu" kèm theo chữ "NET. WT. 5g" (tạm dịch là trọng lượng 5 gam). Tuy nhiên, trên bao bì của gói không có hạn sử dụng, không có địa chỉ sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt và không biết thành phần của nó là gì.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.