Nuôi loài cá háu ăn, anh nông dân thu lãi “khủng“

Nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, anh Nguyễn Văn Nguyên ở Hà Tĩnh đã tìm hiểu và xây dựng mô hình thả nuôi cá lóc. Sau 4 năm, anh Nguyên đã gặt hái "quả ngọt".

Anh Nguyễn Văn Nguyên (SN 1976, trú tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết, năm 2018, nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, anh đã tìm hiểu và đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng mô hình nuôi cá lóc, với 2 hệ thống hồ có tổng diện tích 4.000m2. Trong đó có 3 hồ xây bằng bê tông và một hồ đất.
"Trước khi nuôi, tôi cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu khá kỹ về loài cá này. Đây là loài cá ít nhiễm bệnh, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao", anh Nguyên cho biết.
Nuoi loai ca hau an, anh nong dan thu lai
Anh Nguyên cho biết, cá lóc là loài ít nhiễm bệnh, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: Xuân Sinh). 
Sau khi chuẩn bị đầy đủ về ao hồ cũng như kỹ thuật nuôi, giữa năm 2018, anh Nguyên nhập con giống từ miền Nam về, mỗi vụ thả trên 15.000 con. Cá được thả 2 lứa/năm, với mật độ 100-140 con/m2. Cứ sau mỗi tháng, anh Nguyên phân cỡ cá một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá phát triển đồng đều. Sau khoảng 4-5 tháng là cá có thể xuất bán, với trọng lượng đạt từ 0,7kg đến hơn 1kg.
Theo anh Nguyên, nuôi cá lóc không khó, chỉ cần 1-2 vụ đầu là cơ bản nắm vững được kỹ thuật. Cá nuôi trong bể xi măng có mái che giúp kiểm soát được nhiệt độ, thức ăn, nguồn nước nên sinh trưởng và phát triển tốt; tỷ lệ hao hụt thấp (khoảng 1%). Tuy nhiên, để cá phát triển thì nguồn nước 2 ngày phải thay một lần và luôn bảo đảm môi trường sạch, mát.
"Một vài vụ đầu, do còn thiếu kinh nghiệm nên tỷ lệ cá trong hồ nuôi của tôi bị mắc bệnh, chết khá nhiều. Sau đó, qua mỗi vụ thì tôi dần đúc rút được kinh nghiệm", anh Nguyên nói.
Cũng theo anh Nguyên, trong quá trình chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng đàn cá. Ở tháng thứ 2 là thời điểm cá sinh trưởng mạnh nên dễ phát sinh một số bệnh như xuất huyết, lở loét, nấm. Do đó, cần sớm phát hiện bệnh để có những biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời, hợp lý, định kỳ bổ sung vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn của cá. Thức ăn cho cá lóc cũng đa dạng như cá tạp, ốc, bột bắp, bột đậu nành…
Với kinh nghiệm 4 năm nuôi cá lóc trong bể xi măng, anh Nguyên đánh giá: "Nuôi cá trong bể xi măng tuy không sinh trưởng nhanh bằng trong ao hồ tự nhiên nhưng có thể chủ động được nguồn nước, đồng thời xử lý nhanh các trường hợp bệnh tật nên ít khi rủi ro. Đặc biệt là không cần diện tích lớn, có thể tận dụng đất trống quanh nhà để xây bể nuôi. Còn nuôi cá lóc trong ao hồ bằng đất thì cá phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, khi cá bị nhiễm bệnh thì xử lý khó khăn hơn. Mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tôi đang nuôi cá lóc song song cả bằng bể xi măng và bằng hồ đất".
Từ năm 2019, trung bình mỗi lứa, anh Nguyên xuất bán hơn 10 tấn cá lóc thương phẩm với giá bán từ 30.000-40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bình quân anh Nguyên thu lãi 200-300 triệu đồng/năm. Hiện nay, cá lóc thương phẩm được tiêu thụ rộng rãi cả trong và ngoài tỉnh.
Ông Bùi Công Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn đánh giá, mô hình nuôi cá lóc của anh Nguyễn Văn Nguyên đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Từ mô hình của anh Nguyên, người dân có thể nghiên cứu học tập, nhân rộng để nâng cao thu nhập cho gia đình, đặc biệt là những hộ không có nhiều đất canh tác.

Lạ lùng đàn cá lóc hàng chục nghìn con nhảy múa trên mặt nước

Khi có khách đến chơi, anh Tín gọi hàng chục nghìn con cá lóc "bay" lên mặt nước nhảy múa đãi mắt khách.

Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (cồn Sơn), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ cho biết, hiện nay anh đang nuôi hơn 20.000 con cá lóc, tập trung ở 10 vèo và mỗi vèo là hơn 2.000 con. Điều đặc biệt là mỗi khi có bà con gần xa đến nhà chơi hoặc khách tham quan có nhu cầu, anh sẽ cho đàn cá bay lên trên mặt nước.
 Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (cồn Sơn), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ cho biết, hiện nay anh đang nuôi hơn 20.000 con cá lóc, tập trung ở 10 vèo và mỗi vèo là hơn 2.000 con. Điều đặc biệt là mỗi khi có bà con gần xa đến nhà chơi hoặc khách tham quan có nhu cầu, anh sẽ cho đàn cá bay lên trên mặt nước.

Vì sao vạn con cá lóc ở Cần Thơ có thể nhảy múa trên mặt nước?

Liên quan đến thông tin “Anh nông dân Cần Thơ gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước”, phóng viên đã tìm hiểu về kỹ thuật “có một không hai” trên.

Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (khu vực cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) là người nuôi, huấn luyện hơn 20.000 con cá lóc bay trên mặt nước cho biết, để làm được điều kỳ lạ trên, anh phải chọn nguồn cá lóc giống tốt. Nguồn này phải lấy từ đầu nguồn nước ở thị xã Châu Đốc (An Giang).
Cá lóc bay khỏi mặt nước “như khiêu vũ, như múa” do anh Tín huấn luyện.
 Cá lóc bay khỏi mặt nước “như khiêu vũ, như múa” do anh Tín huấn luyện.

Bá đạo những chiêu chăn nuôi cực độc của dân Việt

Gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước, huấn luyện lợn nhảy cầu... là những chiêu chăn nuôi độc lạ như làm xiếc của những nông dân sáng tạo.

Gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.