Nữ bệnh nhân HIV đầu tiên được chữa khỏi

Một phụ nữ dường như đã được chữa khỏi HIV nhờ dùng phương pháp mới, trở thành người thứ ba trên thế giới được điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ.

Các nhà nghiên cứu Mỹ ở Denver, Colorado, hôm 15/2 cho biết bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc mới, các nhà khoa học dường như đã chữa khỏi cho người thứ ba nhiễm HIV.

Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên được chữa khỏi HIV, Guardian đưa tin. Trước đó, chỉ có 2 bệnh nhân HIV được chữa khỏi đầu tiên đều là nam giới.

Theo New York Times, bệnh nhân là một phụ nữ lai, được điều trị bằng phương pháp cấy ghép liên quan đến máu dây rốn, mở ra khả năng chữa khỏi cho nhiều người thuộc các chủng tộc khác nhau so với trước đây.

Máu dây rốn được cung cấp rộng rãi hơn so với tế bào gốc trưởng thành dùng trong các ca cấy ghép tủy xương đã chữa khỏi bệnh cho 2 bệnh nhân HIV trước đó và nó không cần liên hệ huyết thống gần với người nhận.

Nu benh nhan HIV dau tien duoc chua khoi

Nữ bệnh nhân HIV được chữa khỏi nhờ phương pháp mới. Ảnh: Thomas Deerinck.

“Chúng tôi ước tính rằng có khoảng 50 bệnh nhân mỗi năm ở Mỹ có thể được hưởng lợi từ điều này", tiến sĩ Koen van Besien, một trong những bác sĩ tham gia điều trị cho biết. “Khả năng áp dụng ghép máu dây rốn phù hợp một phần làm tăng đáng kể khả năng tìm được người hiến tặng phù hợp cho những bệnh nhân như vậy”.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã trình bày một số chi tiết của bệnh nhân HIV mới nhất được chữa khỏi tại Hội nghị về Retrovirus và Nhiễm trùng Cơ hội ở Denver, Mỹ.

Người phụ nữ này được các nhà khoa học gọi là “bệnh nhân New York” vì cô được điều trị tại Trung tâm Y tế Weill Cornell ở New York-Presbyterian.

Năm 2013, cô được chẩn đoán nhiễm HIV. Bốn năm sau, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Bệnh nhân này đã được nhận máu dây rốn phù hợp một phần từ người hiến tặng để điều trị bệnh ung thư và ngăn sự xâm nhập của HIV vào tế bào. Nhưng có thể mất khoảng 6 tuần để tế bào máu cuống rốn kết hợp, vì vậy, một người thân cũng cung cấp tế bào gốc tạo máu cho cô để tăng cường khả năng miễn dịch tạm thời khi cô trải qua giai đoạn cấy ghép.

Kể từ khi người phụ nữ được cấy ghép vào tháng 8/2017, bệnh giảm bạch cầu của cô đã thuyên giảm.

Ba năm sau ca cấy ghép, cô và các bác sĩ đã ngừng điều trị HIV.

Mười bốn tháng kể từ đó, cô vẫn chưa gặp phải bất cứ vấn đề nào. Sự thành công này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển phương pháp chữa trị cả HIV và ung thư cho cả những đối tượng có nguồn gốc chủng tộc đa dạng.

Nhiễm HIV được cho là tiến triển ở phụ nữ khác với nam giới. Dù phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca HIV trên thế giới nhưng chỉ chiếm 11% số người tham gia thử nghiệm chữa bệnh.

Giám đốc BV 09 nói gì về “ổ mua bán ma túy” trước cổng viện?

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bệnh viện 09, Hà Nội vừa lên tiếng về "ổ ma túy" hoạt động công khai, nhộn nhịp ngay trước cửa bệnh viện này gây nhức nhối dư luận.

Dư luận đang xôn xao trước phóng sự ngắn của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ghi nhận hình ảnh "ổ mua bán ma túy" nhộn nhịp trước cổng Bệnh viện 09 (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) vào ngày 29/7/2018.
Việc mua bán ma túy của các đối tượng diễn ra công khai cả ngày lẫn đêm, dường như cả người mua lẫn người bán đã quá quen với hoạt động này nhưng vẫn không thấy sự xuất hiện của cơ quan chức năng?

Giám đốc CDC Việt Nam: “Tôi đồng tính, tôi có HIV”

Chia sẻ tại sự kiện “Không lây nhiễm = Không lây truyền”, TS John Blandford, Giám đốc Tổ chức kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho biết bản thân ông là người đồng tính và có HIV. 

Giam doc CDC Viet Nam: “Toi dong tinh, toi co HIV”
TS John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam (trái), cho biết tải lượng virus thấp sẽ không lây nhiễm HIV 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.