Nóng: Sự sống có thể tồn tại trên hành tinh lùn Ceres

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Dawn của NASA cho thấy một loạt yếu tố liên quan đến sự sống tiềm năng ở hành tinh lùn Ceres, trong chính Hệ mặt trời.

Viện Vật lý thiên văn Andalusia (Tây Ban Nha) dựa trên dữ liệu của tàu vũ trụ Dawn đã xác định được 11 vùng giàu vật liệu hữu cơ - thành phần cơ bản của sự sống - trên hành tinh lùn Ceres.
Trước đó, chúng ta cũng đã biết Ceres có nhiều nước bên trong cũng như nguồn năng lượng cần thiết cho sinh vật sống có thể ra đời và được nuôi dưỡng dài lâu.
Nong: Su song co the ton tai tren hanh tinh lun Ceres
Một khu vực chứa nhiều chất hữu cơ và tiềm ẩn sự sống trên hành tinh lùn Ceres. Ảnh: NASA 
Ceres là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc có đường kính khoảng 930km và là thiên thể ẩm ướt thứ 2 trong hệ Mặt Trời, chỉ sau Trái Đất. 
Dấu hiệu của chất hữu cơ từng được nhận diện trên Ceres, nhưng các nghiên cứu trước đây cho rằng đó là do các nguồn bên ngoài mang đến.
Bởi lẽ Ceres không có từ quyển mạnh mẽ như Trái Đất, khiến bề mặt của nó bị bức xạ vũ trụ ảnh hưởng mạnh, đủ sức tiêu diệt mọi loại vật liệu hữu cơ trong thời gian ngắn.
Trong nghiên cứu mới - công bố trên tạp chí khoa học Planetary Science Journal - các nhà khoa học đã chứng minh một giả thuyết khác: Chất hữu cơ của Ceres đến từ bên trong, nơi lớp vỏ đá bảo vệ chúng khỏi bức xạ.
"Ý nghĩa của khám phá này nằm ở chỗ nếu đây là các vật liệu nội sinh, nó sẽ xác nhận sự tồn tại của các nguồn năng lượng bên trong có thể hỗ trợ các quá trình sinh học" - TS Juan Luis Rizos, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Trong bộ dữ liệu phong phú từ Dawn, nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các hợp chất được phát hiện trong một khu vực tại đường xích đạo của Ceres là miệng hố va chạm Ernutet.
Hầu hết trong số các điểm giàu chất hữu cơ được phát hiện đều tập trung ở đó. Các vật liệu tại các địa điểm xung quanh miệng núi lửa Ernutet đã tiếp xúc với nhiều bức xạ Mặt Trời hơn so với các vật liệu trong miệng hố va chạm.
Điều đó làm giảm các đặc điểm quang phổ của vật liệu tiếp xúc, khiến chúng khó phát hiện hơn trong dữ liệu Dawn.
Nổi bật nhất là một khu vực giữa lưu vực Urvara và Yalode của Ceres, nơi nhiều chất hữu cơ nhất và đã được phân tán do các tác động tiểu hành tinh đã kiến tạo nên các lưu vực này.
Đó là những tác động dữ dội nhất mà Ceres từng trải qua, vì vậy vật liệu phải có nguồn gốc từ các vùng sâu hơn so với vật liệu phun ra từ các lưu vực hoặc miệng hố khác.
Lượng vật liệu mà nhóm nghiên cứu phát hiện cho thấy các phân tử hữu cơ phải tồn tại với số lượng lớn bên dưới bề mặt của Ceres.
Điều này không hề vô lý, bởi Ceres có thành phần như các thiên thạch chondrite carbon, vốn là loại vậy liệu ban đầu của hệ Mặt Trời và mang những mầm mống sơ khai của sự sống.

Mời độc giả xem thêm video "Cận cảnh miệng núi lửa chứa muối, phun trào hơi nước trên hành tinh lùn Ceres"



Thiên thạch 3,2 tỷ năm trước đã tạo nên sự sống phức tạp

Một thiên thạch khổng lồ có tên S2, rơi xuống Trái Đất cách đây khoảng 3,26 tỷ năm có thể hoạt động như một 'quả bom phân bón khổng lồ', giúp hình thành sự sống phức tạp trên hành tinh này.

Một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất hàng tỷ năm trước có thể đóng vai trò như một 'quả bom phân bón khổng lồ' cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Tảng đá vũ trụ khổng lồ, được gọi là S2, được cho là lớn gấp bốn lần Núi Everest.
Thien thach 3,2 ty nam truoc da tao nen su song phuc tap
Thiên thạch rơi xuống Trái Đất cách đây 3,26 tỷ năm có thể đã làm sôi lớp trên cùng của đại dương. Ảnh: Tạo AI 

Phát hiện mới về nguồn gốc sự sống của Trái Đất

Thiên thạch S2 và vụ va chạm khổng lồ cách đây 3,26 tỷ năm có thể không chỉ là một thảm họa tự nhiên mà còn là chất xúc tác quan trọng cho sự phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Phat hien moi ve nguon goc su song cua Trai Dat
Một phát hiện khoa học mới đây đã đem lại ánh sáng mới cho những bí ẩn về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, thiên thạch khổng lồ mang tên S2, với kích thước gấp 200 lần thiên thạch từng gây ra sự tuyệt chủng của khủng long, có thể đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự sống trên hành tinh chúng ta. (Ảnh: NBC News) 

Nóng: Phát hiện sự sống ở vùng tử địa của Trái Đất

Những vi sinh vật "không thể tin nổi" vừa được phát hiện sống trong hồ nước muối biển sâu ở Biển Đỏ, nơi khó sống y hệt nhiều vùng đất ngoài hành tinh.

Nong: Phat hien su song o vung tu dia cua Trai Dat
Thế giới vi sinh vật luôn ẩn chứa những bí ẩn và kỳ diệu vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những dạng sống "không thể tin nổi" trong các hồ nước muối biển sâu ở Biển Đỏ, nơi được coi là tử địa của Trái đất với điều kiện khắc nghiệt và thiếu hụt hoàn toàn oxy. (Ảnh: Live Science) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.