Nóng: Các mẫu đất mang từ tiểu hành tinh Ryugu có sự sống?

Nhiều vi sinh vật dạng sợi đã xuất hiện một cách đầy bí ẩn trong mẫu vật mà tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản lấy về từ tiểu hành tinh Ryugu.

Mẫu vật này là một phần của khối đá nặng 5,4 gram mà tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản đã mang về từ bề mặt tiểu hành tinh Ryugu từ năm 2020. Các nhà khoa học vừa phát hiện một số mẫu sinh vật sống, làm dấy lên nghi ngờ nó đến từ ngoài hành tinh.

Ryugu cách Trái đất 200 triệu dặm là một vật thể cổ đại còn mang dấu ấn hóa học của hệ Mặt Trời sơ khai. Tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa2 đã tiếp cận nó và lấy về Trái đất 5,4 g đá bụi vào năm 2020.

Nong: Cac mau dat mang tu tieu hanh tinh Ryugu co su song?
Mẫu vật thu thập được từ tiểu hành tinh Ryugu bởi tàu vũ trụ Hayabusa2. Ảnh: Nature Astronomy 

Lượng mẫu vật này được xử lý cẩn thận và chia cho các nhà khoa học khắp thế giới nghiên cứu, lần lượt tiết lộ những bằng chứng thú vị về các phân tử tiền sự sống.

Mới đây, một mẫu được gửi đến Anh xuất hiện thứ gây ngạc nhiên nhất: Sinh vật sống. Nhưng đó có thể không phải là tin vui.

Có vẻ như trên đường đi, các biện pháp phòng ngừa này là không đủ đối với mẫu vật. Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một mẫu có các vi sinh vật dạng sợi, rất giống với vi khuẩn prokaryotic trên cạn, chạy ngang dọc trên bề mặt của nó. Họ đã công bố phát hiện này trên tạp chí Meteorics and Planetary Science .

Vi khuẩn từ vũ trụ hay vi khuẩn thâm nhập ở Trái đất?

Sự hiện diện của các vi sinh vật trong thiên thạch được cho là bằng chứng về sự sống ngoài Trái Đất, nhưng khả năng ô nhiễm trên Trái đất có thể xảy ra, mặc dù có các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. Điều này gây tranh cãi trong giới khoa học.

Các phân tích trước đây về thiên thạch được tìm thấy trên Trái đất đã tiết lộ rằng một số loại đá vũ trụ này chứa năm loại nucleobase cần thiết cho sự sống hữu cơ. Nhưng các hợp chất này có từ vũ trụ hay gây ô nhiễm các thiên thạch sau khi chúng đến Trái đất vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Nhiệm vụ Hayabusa2 là một nỗ lực để giải quyết vấn đề này và đã thành công phần nào khi một số mẫu của nó chứa amino axit và thậm chí cả nucleobase uracil.

Nong: Cac mau dat mang tu tieu hanh tinh Ryugu co su song?-Hinh-2
 Tàu vũ trụ Hayabusa2 tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu năm 2020. Ảnh Kyodo

Sau khi nhận được mẫu mang về từ tàu vũ trụ Hayabusa2, chúng được vận chuyển từ Nhật Bản đến Vương quốc Anh bên trong thùng chứa. Các nhà nghiên cứu đã quét tảng đá vũ trụ này bằng tia X và không tìm thấy dấu hiệu nào của vi khuẩn trên bề mặt của nó.

Sau ba tuần, họ chuyển mẫu vào thùng nhựa, nghiên cứu kỹ hơn sau một tuần tiếp theo bằng kính hiển vi điện tử (SEM). Điều đáng ngạc nhiên là họ lại tìm thấy các thanh và sợi vật chất hữu cơ tràn ngập trên bề mặt mẫu.

Điều khiến các nhà nghiên cứu thất vọng là tốc độ tăng trưởng và sự xuất hiện đột ngột của vi khuẩn đều trùng khớp với các vi khuẩn được tìm thấy trên Trái đất. Điều này cho thấy mẫu vật có thể đã bị nhiễm khuẩn sau khi được đặt bên trong hộp nhựa.

Ngoài việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy trình khử nhiễm cực kỳ nghiêm ngặt đối với các mẫu lấy về trong vũ trụ, các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu của họ cũng làm nổi bật khả năng thích nghi đáng kinh ngạc của vi khuẩn, chúng có thể vượt qua các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.

Cận cảnh tiểu hành tinh khổng lồ vừa lướt qua Trái đất

Tiểu hành tinh 2024 ON, được NASA xếp loại "có khả năng gây nguy hiểm", vừa bay qua Trái đất vào ngày 17/9/2024 ở khoảng cách 1 triệu km, an toàn.

Can canh tieu hanh tinh khong lo vua luot qua Trai dat
Di chuyển với tốc độ gần 32.000 km/h, hình ảnh radar cho thấy tiểu hành tinh 2024 ON có hình dáng giống người tuyết kỳ lạ. Đây là một cặp sao đôi tiếp xúc, hai tiểu hành tinh bị khóa với nhau do lực hấp dẫn. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech) 

'Bóng ma' 13,8 tỉ tuổi, vị khách không mời trong hệ Mặt Trời

'Bóng ma' này nặng tương đương tiểu hành tinh và có thể bay ngang qua hệ Mặt Trời với tốc độ lên tới 200 km/giờ, đủ để làm rung lắc các hành tinh, đặc biệt là Sao Hỏa.

'Bong ma' 13,8 ti tuoi, vi khach khong moi trong he Mat Troi
Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) đã chỉ ra rằng cứ mỗi 10 năm, hệ Mặt Trời của chúng ta có thể đón một lỗ đen nguyên thủy - những vật thể giả thuyết được sinh ra trong giây đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang. (Ảnh: physics) 

Trái đất đang có thêm mặt trăng thứ 2, nhưng không dễ nhìn thấy

NASA cho biết Trái Đất sẽ có thêm 'mặt trăng thứ hai' từ hôm nay. Nó sẽ quay quanh trái đất trong gần 2 tháng.

Theo các nhà khoa học NASA, tuần này Trái đất sẽ chụp được một "mặt trăng thứ hai" nhỏ hơn Chị Hằng thuộc của chúng ta.
"Mặt Trăng" nhỏ hơn thực chất là một tiểu hành tinh nhỏ được đặt tên là 2024 PT5. Nó sẽ bắt đầu quay quanh trái đất theo đường đi hình móng ngựa và tồn tại trong vòng chưa đầy hai tháng trước khi thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất và quay trở lại quỹ đạo bình thường quanh Mặt Trời.
Trai dat dang co them mat trang thu 2, nhung khong de nhin thay
2024 PT5 sẽ đóng vai trò là mặt trăng thứ 2 của trái đất trong khoảng 57 ngày. Ảnh: Obrital Today
Theo dữ liệu mới nhất có sẵn từ Hệ thống Horizons của Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA, quá trình Trái đất thu hút tạm thời sẽ bắt đầu lúc 15:54 EDT ngày 29/9 (03:54 ngày 30/9 giờ Hà Nội) và sẽ kết thúc lúc 11:43 EDT ngày 25 tháng 11 (tức nữa đêm ngày 25/11). 
Giáo sư Carlos de la Fuente Marcos của Universidad Complutense de Madrid cho biết: "2024 PT5 là một phần của vành đai tiểu hành tinh Arjuna, một vành đai tiểu hành tinh thứ cấp được tạo thành từ các tảng đá vũ trụ có quỹ đạo rất giống với quỹ đạo của Trái đất ở khoảng cách trung bình đến mặt trời là khoảng 150 triệu km".
Ông nói thêm rằng tiểu hành tinh này, không gây ra mối đe dọa nào cho hành tinh, sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 3.500 km/giờ trong khi vẫn duy trì khoảng cách khoảng 4,5 triệu Km từ Trái đất.
Không giống như Mặt Trăng, người ngắm sao thông thường sẽ không thể quan sát được 2024 PT5 vì kích thước của nó.
"Vật thể này quá nhỏ và mờ đối với kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư thông thường. Tuy nhiên, vật thể này nằm trong phạm vi độ sáng của kính thiên văn thông thường mà các nhà thiên văn học chuyên nghiệp sử dụng", Marcos cho biết.
Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh trên Trái đất của NASA lần đầu tiên phát hiện ra tiểu hành tinh này vào ngày 7 tháng 8.
Các mặt trăng nhỏ đã từng xảy ra trong quá khứ. Tiểu hành tinh 2022 NX1 đã gia nhập quỹ đạo Trái đất vào năm 1981 và 2022.
Nhà thiên văn học và cũng là người dẫn chương trình podcast trên BBC, Tiến sĩ Jennifer Millard cho biết: "Câu chuyện này cho thấy hệ mặt trời của chúng ta bận rộn như thế nào và còn rất nhiều điều ngoài kia mà chúng ta chưa khám phá, vì tiểu hành tinh này chỉ mới được phát hiện trong năm nay".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.