Gân xanh là mạng lưới đường mạch máu tĩnh mạch nổi dưới da của cơ thể con người. Các gân này chủ yếu tồn tại ở cánh tay, mu bàn tay, mu bàn chân.
Thực tế, hiện tượng nổi gân xanh là bình thường nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
(Ảnh: ABLW) |
Nguyên nhân nổi gân xanh có thể là do yếu tố tuổi tác, dùng tay quá sức, máu bị dồn ứ, cường độ tập luyện thường xuyên. Nổi gân xanh cũng chủ yếu gặp ở người gầy và người lao động nhiều hoặc làm việc nặng nhọc.
Ngoài ra, khi bạn phát hiện thấy gân xanh xuất hiện ở 3 bộ phận này trên cơ thể, bạn nên đi thăm khám kịp thời.
1. Nổi gân xanh ở thái dương
(Ảnh: ABLW) |
Bạn nên chú ý đến hiện tượng nổi gân xanh ở thái dương. Đó có thể là do huyết áp tăng cao gây nên, kèm theo tình trạng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chướng bụng,….
2. Nổi gân xanh ở chân
(Ảnh: ABLW) |
Thường xuyên ngồi hoặc đứng lâu sẽ khiến chân bị căng quá mức, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch của chân, từ đó gây ra hiện tượng nổi gân xanh, thậm chí làm giãn tĩnh mạch. Đôi khi, tình trạng này cũng kèm theo cơn đau và sưng tấy.
3. Nổi gân xanh ở cổ
Do cấu tạo của cổ phức tạp nên không dễ nhìn thấy các đường gân xanh trên cổ. Nhưng khi phát hiện ra các đường gân xanh ở cổ thì có thể lúc đó đã quá muộn.
Khi trên cổ có những đường gân xanh dày và lồi lõm không đều, bạn nên đề phòng các bệnh về tim, nhồi máu cơ tim.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)