Nơi an toàn nhất để trú ẩn nếu thảm họa hạt nhân xảy ra

Dựa trên mô phỏng bằng các siêu máy tính, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nơi tốt nhất và tệ nhất để trú ẩn khi xảy ra thảm họa hạt nhân.

Khi bom nguyên tử phát nổ, mọi thứ ở gần sẽ lập tức bốc hơi. Phóng xạ có thể gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe kể cả với khoảng cách xa. Một mối nguy hiểm khác ở khoảng cách trung bình là sóng xung kích sinh ra từ vụ nổ. Những đợt sóng này có thể đủ mạnh và nhanh để nâng người lên không trung và gây thương tích nghiêm trọng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physics of Fluids hôm 17/1 do 2 nhà khoa học Ioannis W. Kokkinakis và Dimitris Drikakis làm tác giả đã xem xét cụ thể thiệt hại do sóng xung kích do vụ nổ hạt nhân tạo ra.

Ở vùng thiệt hại trung bình, sóng nổ đủ để đánh sập một số tòa nhà và gây thương tích cho những ai ở ngoài trời. Tuy nhiên, các tòa nhà chắc chắn hơn, ví dụ như bằng bê tông, có thể đứng vững. Nhóm chuyên gia sử dụng mô hình máy tính tiên tiến để nghiên cứu quá trình sóng nổ xuyên nhanh qua một cấu trúc đứng. Cấu trúc mô phỏng gồm các phòng, cửa sổ, cửa ra vào, hành lang, cho phép họ tính toán tốc độ không khí sau sóng nổ, từ đó xác định nơi tốt nhất và tệ nhất để trú ẩn.

"Những vị trí nguy hiểm nhất trong căn nhà gồm: cửa sổ, hành lang và cửa ra vào", tác giả Ioannis Kokkinakis cho biết. " Mọi người nên tránh xa những vị trí này và trú ẩn ngay lập tức".

Một căn phòng kín không có cửa sổ, hoặc một cái tủ có thể là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp, báo cáo cho biết.

Đáng chú ý, trước đây thường có quan niệm rằng những người trú ẩn bên trong tòa nhà được xây bằng bê tông cốt thép có thể chịu được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân. Song điều này đã được nghiên cứu mới phủ nhận.

Theo đó, những không gian hẹp bên trong những căn phòng, các tòa nhà thực tế có thể góp phần vào tốc độ của sóng xung kích, tạo ra những "cơn gió" có thể xé toạc các góc với lực gấp 18 lần trọng lượng cơ thể con người.

"Nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy rằng sóng ở tốc độ cao vẫn là một mối nguy hiểm đáng kể, có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Dẫu vậy, đứng trong một phòng kín vẫn tốt hơn là một căn phòng có nhiều cửa sổ, cửa ra vào", tác giả Dimitris Drikakis nói.

Nhóm chuyên gia nhấn mạnh, khoảng thời gian từ lúc nổ tới khi sóng lan đến chỉ khoảng vài giây, nên việc nhanh chóng vào vị trí an toàn vô cùng quan trọng. "Ngoài ra, sẽ có ngày càng nhiều tòa nhà mất an toàn, đường dây điện và đường ống khí đốt hư hỏng, hỏa hoạn, mức phóng xạ tăng. Mọi người cần quan tâm đến tất cả những điều trên và nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp", tác giả Drikakis nói thêm.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách nâng cao hiểu biết về các điểm trú ẩn an toàn, những nạn nhân ở trong vùng ảnh hưởng có thể giữ được mạng sống trong trường hợp xảy ra thảm họa nổ bom nguyên tử.

Mổ xẻ quả bom nguyên tử uy lực nhất Liên Xô từng chế tạo

Tsar Bomba, dịch nghĩa "bom Sa hoàng", là tên hiệu của quả bom khinh khí AN602 - là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ, và hiện vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.

Mo xe qua bom nguyen tu uy luc nhat Lien Xo tung che tao
Tsar Bomba, còn được gọi là “Mẹ Cuzkin”, là quả đạn nhiệt hạch loại nhiều tầng trọng lượng 26.500 kg, dài 8 m và rộng 2,1 m.  

Vùng cấm địa của Trung Quốc chứa báu vật nuôi sống hàng triệu người

Đại mạc khô cằn Lop Nur từng là bãi thử bom nguyên tử, nhưng giờ đây lại trở thành vùng đất ẩn chứa báu vật nuôi sống hàng triệu người Trung Quốc.

Vung cam dia cua Trung Quoc chua bau vat nuoi song hang trieu nguoi
 Nằm ở phía Đông Nam Tân Cương, Lop Nur từng là hồ nước mặn lớn thứ hai Trung Quốc. Tuy nhiên, nó đã khô cạn hoàn toàn từ khoảng 1.500 năm trước, hòa mình vào sa mạc Gobi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.