Những tín hiệu đầu tiên của vệ tinh "Made by Việt Nam" MicroDragon

Tính đến 10h ngày 19/1 (theo giờ Nhật Bản), vệ tinh Made by Việt Nam MicroDragon có 3 lần liên lạc với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo và gửi về những tín hiệu đầu tiên.

Cụ thể, theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vào khoảng 10h55 (theo giờ Nhật Bản) ngày 18/1, vệ tinh Made by Việt Nam MicroDragon tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.

Sau khi phóng một ngày, tính đến 10h ngày 19/1 (giờ Nhật Bản), vệ tinh MicroDragon có 3 lần liên lạc với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo.

Nhung tin hieu dau tien cua ve tinh
 

Ở những tín hiệu vệ tinh gửi về đầu tiên ghi nhận, các thiết bị trên vệ tinh hoạt động bình thường theo thiết kế. Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ đi vào trạng thái hoạt động ổn định trong khoảng từ một đến hai tuần tới.

MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam).

Dự án sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Nhiệm vụ chủ đạo khi thiết kế của vệ tinh MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.

Ngoài ra, ảnh vệ tinh MicroDragon có thể dùng để phối hợp dữ liệu với các dữ liệu viễn thám sẵn có để tìm kiếm các ứng dụng mới hay tăng cường chất lượng của ứng dụng cũ nhằm xác nhận khả năng ứng dụng của dòng vệ tinh micro.

Việc có ảnh vệ tinh MicroDragon ở vị trí chụp mong muốn là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới, từ đó tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, vệ tinh sử dụng hệ 2 máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF) chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm đến 1020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78 m, kích thước ảnh khoảng 36×48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 511km.

Tuổi thọ của vệ tinh có phải bất tử?

(Kiến Thức) - Vệ tinh phóng vào không gian có tồn tại mãi mãi không? Tuổi thọ của vệ tinh là bao lâu?

Hỏi: Vệ tinh phóng vào không gian có tồn tại mãi mãi không?  Tuổi thọ của vệ tinh là bao lâu? - Trần Đức Vinh (Hà Nội).
Tuoi tho cua ve tinh co phai bat tu?
 

Khám phá thú vị về máy ảnh chụp ảnh vệ tinh

(Kiến Thức) - Những máy ảnh chụp ảnh vệ tinh phải được thiết kế chuyên dụng để khi chụp, chúng có thể tích hợp với các cửa sổ khí quyển.

Hỏi: Máy ảnh chụp ảnh vệ tinh có phải là máy ảnh thông dụng mà chúng ta vẫn biết không? - Trần Hạnh Lam (Hà Nội).
Kham pha thu vi ve may anh chup anh ve tinh
 

Ảnh vệ tinh chụp hải lưu xoáy dưới công nghệ độc đáo

(Kiến Thức) - Sử dụng các bức ảnh vệ tinh chụp các dòng hải lưu kèm công nghệ, các nhà khoa học công bố ảnh chụp hải lưu đẹp lạ đến không tưởng.

Anh ve tinh chup hai luu xoay duoi cong nghe doc dao
 Các bức ảnh vệ tinh chụp các dòng hải lưu trên biển được tô màu bởi công nghệ. Đây là dòng hải lưu ở Nam Phi, chạy từ dọc về phía Nam từ bờ biển phía đông nam của Mozambique và bờ biển của Nam Phi trước khi quay về phía đông chảy đến biển Úc. Nguồn ảnh: Dailymail.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.