Những sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

Mũi không phải hộp diêm để mở đi mở lại, có thể sửa nhiều lần. Vì vậy, bạn phải xác định rõ ràng trước khi nâng mũi.

Mũi là trung tâm khuôn mặt. Nâng mũi giúp thay đổi nhan sắc rõ rệt nhất so với những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ còn lại.
Dưới đây là bài chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (tu nghiệp tại Thái Lan, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM) về tính hai mặt của các phương pháp nâng mũi phổ biến cùng Zing.vn:
Đối với nữ, mũi và môi phải tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn thế giới. Tuy nhiên, trào lưu mũi dài và cụp đang làm lệch lạc tiêu chuẩn này. Mũi cụp chỉ đẹp với nam giới. Nữ giới mũi cụp tướng mạo sẽ nặng nề và dữ dằn. Ngoài ra, dáng mũi này cũng là biểu hiện đầu mũi không được nâng đúng kỹ thuật, sụn bị sập.
Bất cứ phương pháp nào cũng có ưu, nhược điểm riêng, không có lời hứa bảo hành vĩnh viễn khi phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ phải có vai trò hạn chế khuyết điểm, biến chứng tối đa cho bệnh nhân.
Nhung su that ve phau thuat tham my nang mui
 Đối với nữ, mũi và môi phải tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn thế giới. Ảnh: Pinterest.
Một số phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay:
Nâng mũi "cổ điển"
Bác sĩ dùng một thanh độn nâng cao sóng mũi. Thanh độn này thường là sụn nhân tạo chất liệu silicone. Thực tế, đây là phương pháp chỉ còn áp dụng ở những quốc gia Đông Nam Á.
Về nhân chủng học, da mũi của người châu Á dày hơn châu Âu, vì vậy có thể dùng phương pháp này. Người châu Âu vốn mũi đã cao, da mỏng nên không sử dụng cây độn nâng mũi silicone. Hàn Quốc cũng hạn chế sử dụng kỹ thuật cổ điển này.
Vì vậy phương pháp này chỉ dành cho những người da dày, dáng mũi thon. Mũi quá ngắn, hếch, da mỏng tuyệt đối không ham rẻ mà lựa chọn.Phương pháp nâng mũi "cổ điển" có rất nhiều nhược điểm. Phần đầu mũi hoàn toàn là sụn nhân tạo. Dùng cây sụn dài và nâng mũi quá cao có thể chèn ép vào sụn, mạch máu ở đầu mũi, gây rối loạn tuần hoàn đầu mũi, bóng đỏ, lệch sụn, lệch lỗ mũi, mỏng da, thậm chí lòi sụn ra ngoài.
Nâng mũi bọc sụn
Sụn có thể lấy từ tai, cân cơ thái dương, dùng megaderm, alloderm... Nâng mũi bọc sụn khắc phục được một số nhược điểm như bóng đỏ đầu mũi, tụt, lộ sống của phương pháp nâng mũi cổ điển, kéo dài đầu mũi hơn. Tuy nhiên, sụn ghép lên đầu mũi cũng chưa hoàn toàn giải quyết được hết các vấn đề.
Sụn tai hay cân cơ ghép lên đầu mũi nếu không được mạch máu nuôi dưỡng có thể teo dần và hoại tử. Tỷ lệ này là 15%. Đặc biệt, những bạn muốn nâng mũi quá cao và dài, hoặc đặt miếng sụn không chuẩn có thể lộ miếng sụn tai ở đầu mũi, rất xấu.
Ngoài dùng sụn tai, bác sĩ có thể dùng miếng megaderm thay thế. Tuy nhiên, megaderm là vật liệu nhân tạo, có thể sinh ra mô xơ, khi nhiễm trùng khó xử lý.
Các bác sĩ có thể khắc phuc bằng kỹ thuật mới là dùng mô ở bụng lấy lên đắp vào xung quanh đầu mũi và sống mũi, giúp hạn chế mỏng da, lộ sống và cải thiện tuần hoàn đầu mũi tốt hơn. Mô bụng cần ít dinh dưỡng hơn sụn tai, nên tồn tại bền lâu hơn.
Nhung su that ve phau thuat tham my nang mui-Hinh-2
 Phương pháp nâng mũi cấu trúc dành cho những người có mũi xấu, to, da mỏng, tẹt, gồ, ngắn. Ảnh: WomanRoutine.
Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là sắp xếp lại toàn bộ cấu trúc mũi, cho phép chỉnh sửa phần thiếu hụt hay không đúng vị trí, lấy bỏ phần thừa để tạo ra hình dáng mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với toàn bộ khuôn mặt.
Đây là phương pháp nâng mũi hiện đại, giúp giải quyết nhiều vấn đề. Sụn trong nâng mũi cấu trúc thường là sụn nhân tạo. Nâng cao sống mũi, đầu mũi dùng sụn tự thân để kéo dài, dựng trụ như sụn vách ngăn. Bác sĩ vẫn kết hợp sụn tai, mô bụng trong nhiều trường hợp.Bên cạnh đó, bạn có thể nâng mũi cấu trúc hoàn toàn bằng sụn sườn. Loại sụn này cứng có thể dựng sống mũi, đầu mũi. Tuy nhiên, khi sụn sườn được lấy lên thường không giữ lại lớp màng, nên có khả năng bị teo, rất khó dự đoán. Để hạn chế sụn sườn teo, bác sĩ thường bọc một lớp cân xung quanh.
Phương pháp nâng mũi cấu trúc dành cho những người có mũi xấu, to, da mỏng, tẹt, gồ, ngắn.... hoặc bất cứ ai cần cải thiện dáng mũi. Nâng mũi cấu trúc tác động đến tất cả vị trí của mũi, như sống, đầu mũi, cánh, tiền đình mũi. Do vậy, đây là phương pháp triệt để và kết quả thẩm mỹ cao.
Trước khi quyết định nâng mũi, bạn cần thỏa thuận kỹ với bác sĩ về dáng mũi, tránh ảo tưởng có thể làm mũi đẹp như người mẫu. Mũi không phải hộp diêm để mở đi mở lại, sửa nhiều lần. Vì vậy, bạn phải xác định xuất phát điểm ban đầu của mình phù hợp với dáng và kỹ thuật nào.
Phẫu thuật thẩm mỹ là để cải thiện cơ thể, nên tránh suy nghĩ tìm chúng để có vẻ đẹp hoàn hảo, vì đó là điều là không thể. Cuối cùng, bạn cần đặt yếu tố an toàn và hài hòa lên hàng đầu.

Hot hàng sản phẩm nâng mũi không cần thẩm mỹ

(Kiến Thức) - Sản phẩm của Nhật Bản giúp các cô nàng nâng mũi không cần dao kéo đang rất được ưa chuộng.

Hot hang san pham nang mui khong can tham my
Đối với nhiều người, đặc biệt ở châu Á, thường mặc cảm với chiếc mũi… tẹt của mình và họ phải đi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Tuy nhiên chi phí cho việc nâng mũi là rất tốn kém chưa kể việc những hậu quả sau này của việc phẫu thuật thẩm mỹ. 
Hot hang san pham nang mui khong can tham my-Hinh-2
 Sản phẩm của công ty Bibico, thiết kế cho những cô nàng mũi nhỏ hoặc mũi tẹt đã làm hài lòng nhiều bạn gái không dám động đến dao kéo và muốn nhanh gọn trong vài phút.

Nhận trái đắng từ trào lưu nâng mũi bằng tiêm filler

(Kiến Thức) - Phương pháp nâng mũi bằng tiêm filler thay thế những ca phẫu thuật đau đớn đang được nhiều người lựa chọn, dù đã có rất nhiều trường hợp biến chứng nguy hiểm.

Chất làm đầy, hay còn gọi là filler là hợp chất có cấu tạo từ Axit Hyaluronic – tương tự một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người, được dùng để tiêm vào da với một lượng rất nhỏ bằng loại kim chuyên biệt.

Nhan trai dang tu trao luu nang mui bang tiem filler
Tiêm filler nâng mũi đang là trào lưu được nhiều người ưa thích do hiệu quả tức thì, không cần đụng đến dao kéo. Ảnh minh họa: Zing.vn. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.