Những rủi ro xảy ra đột quỵ ở người trẻ và cách phòng ngừa

Đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, mà còn xảy ra ở người trẻ tuổi do nhiều lý do khác nhau.

Có 2 loại đột quỵ: do vỡ mạch máu (xảy ra khoảng 20% bệnh nhân) và nghẽn mạch máu (xảy ra 80% bệnh nhân). Đột quỵ do vỡ mạch máu thường dẫn đến tử vong hơn.
Các nghiên cứu chỉ ra những rủi ro xảy ra đột quỵ ở người trẻ:
Mất ngủ
Đây là rủi ro nguy hiểm ở người trẻ do mất ngủ thường xuyên dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như rối loạn chuyển hóa, cao mỡ, tăng huyết áp. Mất ngủ ở người trẻ thường do áp lực công việc, gia đình, xã hội, tài chính, và những lý do khác. Mất ngủ hơn 3 lần một tuần khiến cho cơ thể mệt mỏi hoạt động không hiệu quả.
Stress thường xuyên
Stress thường xuyên dẫn đến cao huyết áp, khó ngủ và những bệnh nền khác nặng hơn. Stress lâu dài cũng dẫn đến các bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu rối loạn và dẫn đến cao huyết áp.
Có bệnh nền (các bệnh mạn tính)
Nhung rui ro xay ra dot quy o nguoi tre va cach phong ngua
Bác sĩ chỉ rõ những rủi ro xảy ra đột quỵ ở người trẻ.
Cao huyết áp không kiểm soát là rủi ro nguy hiểm hàng đầu dẫn đến đột quỵ, nhất là đột quỵ do vỡ mạch máu. Tiểu đường cũng dẫn đến tăng rủi ro bị đột quỵ. Cao mỡ làm thành động mạch bị hẹp và cứng, tăng rủi ro bị nghẹt hay vỡ mạch máu. Bệnh gout (gút) cũng khiến nhiều người bị tăng rủi ro bị nhồi máu cơ tim. Bệnh suy thận càng làm tăng rủi ro bị đột quỵ.
Lối sống
Cuộc sống bận rộn khiến người trẻ thành công ít có thời gian tập thể dục. Thay vào đó, họ ăn tiệc thường xuyên, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hay protein dẫn đến các bệnh như gút hay tiểu đường.
Tâm lý chủ quan
- Đây là điểm quan trọng nhất vì nhiều người trẻ thường nghĩ mình còn rất khỏe ít khi nào bị bệnh. Khi cơ thể hơn 30 tuổi thì sẽ bắt đầu có vấn đề, nhất là cao huyết áp hay cao mỡ.
Cách ngăn ngừa đột quỵ
- Kiểm tra huyết áp mỗi ngày
- Xét nghiệm máu tìm bệnh tiểu đường, cao mỡ, suy thận, hay gút
- Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 3 lần/tuần)
- Ngủ đủ giấc
Bs Wynn Tran (Los Angeles, Hoa Kỳ)

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ dễ nhầm lẫn

Nếu không được điều trị kịp thời, đột quỵ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây suy giảm nhận thức, thậm chí tử vong.

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn, tắc nghẽn, hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn ở cả trẻ em. Cũng như người lớn, nếu không được điều trị kịp thời, đột quỵ ở trẻ em có thể dẫn đến những di chứng không thể phục hồi, thậm chí đe dọa tính mạng. 

Đang cho lợn ăn thì đột quỵ, ông lão bị đàn lợn tấn công

Sau khi người đàn ông hôn mê, ông bị đàn lợn kéo đến tấn công. Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn liền lao tới cắn bộ phận vùng kín của bệnh nhân.

Sự việc hy hữu xảy ra ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Một người đàn ông 66 tuổi đang cho lợn ăn thì bất ngờ đột quỵ, ngã xuống rồi ngất xỉu trong chuồng lợn.

Chóng mặt… coi chừng nguy cơ đột quỵ, chớ chủ quan

Nhiều bệnh nhân chủ quan với triệu chứng chóng mặt và nhầm lẫn với tiền đình,... mà không biết nó có thể là bệnh lý nguy hiểm - đột quỵ.

“Trên 50% đột quỵ sống nền không có thiếu hụt thần kinh khu trú, bệnh nhân chỉ biểu hiện cơn chóng mặt. Hàng năm khoảng 2,6 triệu bệnh nhân chóng mặt nhập cấp cứu, 5% (100.000-150.000) có đột quỵ, hầu hết vùng bên thân não hay tiểu não dưới, 40% chẩn đoán sai, tử vong hay tàn phế rất cao”, BSCKII. Bùi Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nói.
Chủ quan chóng mặt, hậu quả khôn lường

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.