Những loại rau củ quả "thần dược" cho người tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Với những loại rau củ sau đây, bạn có thể xem nó như loại "thần dược" để đẩy lùi căn bệnh tăng huyết áp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chứng tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim và bệnh thận mạn tính.
Việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp theo các chuyên gia cần phải bắt đầu với các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung ương, cải thiện trao đổi tuần hoàn, phòng và giảm xơ cứng động mạch, giảm mỡ máu.
Song rất may là trong các loại rau sử dụng ăn hằng ngày, nhiều loại rau rất giàu dược tính nên còn là thuốc chữa.
Nhung loai rau cu qua
Dưa hấu chứa một loại axit amin gọi là citrulline, có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Ảnh minh họa: Internet. 

Rau cải cúc

Với những người cao huyết áp, ngoài uống thuốc và ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật và kiêng chất kích thích thì chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung rau cải cúc. Axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp.

Nghiên cứu cho thấy, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì cải cúc chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, chứa hàm lượng lớn kali và muối khoáng, giúp lợi tiểu. Chất xơ trong cải cúc có tác dụng tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol, hạn chế tăng huyết áp.

Ngoài ra, cải cúc còn có rất nhiều tác đụng dối với sức khỏe. Ăn chút rau cải cúc buổi tối, bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn, tâm trạng thoải mái hơn, ngăn ngừa chứng đi tiểu đêm. Khi có hiện tượng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, bị cảm khi trời trở lạnh… thì việc ăn rau cải cúc cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể.

Cà tím

Là thực phẩm giàu vitamin P, giúp cho thành mạch (của mạch máu) được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Hành tây

Ngoài việc không chứa chất béo, hành tây còn có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với yếu tố gây tăng huyết áp của catecholamine, giúp ổn định việc bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

Cà chua

Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin C. Nếu dùng cà chua thường xuyên (mỗi ngày 1-2 quả còn tươi sống) sẽ giúp phòng chống cao huyết áp rất tốt.

Nhung loai rau cu qua
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của táo và kiwi đối với những người bị huyết áp cao. Họ phát hiện ra rằng ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần có thể giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương so với ăn 1 quả táo mỗi ngày trong cùng thời gian. Ảnh minh họa: Internet. 

Cà rốt

Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu, và giúp ổn định huyết áp. Nên dùng cà rốt tươi bằng cách rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, độ 50 ml/lần sẽ rất tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Nấm hương, nấm rơm

Là những loại nấm giàu chất dinh dưỡng, có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp.

Rau cần tây

Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.

Trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid.

Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ.

Cần tây cũng có nhiều Vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của Vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.

Nhung loai rau cu qua
Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao. Ảnh minh họa: Internet. 

Rau rút

Rau rút có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Củ cải đường

Uống nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp. Năm 2015, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng uống nước ép củ cải có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp đã uống 250 ml. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số hiệu ứng tích cực trong vòng 24 giờ.

Trong nghiên cứu này, những người uống 1 cốc nước ép củ cải mỗi ngày có huyết áp giảm trung bình khoảng 8/4 mm Hg. Đối với nhiều người, sự thay đổi này đã đưa huyết áp của họ trong phạm vi bình thường. Trung bình, một loại thuốc huyết áp duy nhất làm giảm mức 9/5 mm Hg.

Các nhà nghiên cứu cho rằng củ cải đường có hàm lượng nitrat vô cơ cao giúp giảm huyết áp.

Nhung loai rau cu qua
Uống nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp. Năm 2015, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng uống nước ép củ cải có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp đã uống 250 ml. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số hiệu ứng tích cực trong vòng 24 giờ. Ảnh minh họa: Internet. 
Kiwi
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của táo và kiwi đối với những người bị huyết áp cao. Họ phát hiện ra rằng ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần có thể giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương so với ăn 1 quả táo mỗi ngày trong cùng thời gian.
Kiwi cũng rất giàu vitamin C, có thể cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp ở những người tiêu thụ khoảng 500 mg vitamin mỗi ngày trong khoảng 8 tuần.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa một loại axit amin gọi là citrulline, có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Citrulline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric giúp thư giãn mạch máu và khuyến khích sự linh hoạt của các động mạch. Những tác dụng này giúp lưu thông máu, có thể làm giảm huyết áp cao.
Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành bị béo phì và tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp nhẹ, người đã chiết xuất dưa hấu cho thấy huyết áp ở mắt cá chân và động mạch cánh tay giảm.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng động vật có chế độ ăn giàu dưa hấu có sức khỏe tim tốt hơn. Trong một nghiên cứu, những con chuột uống dung dịch chứa nước ép dưa hấu có ít mảng bám xơ vữa hơn 50% trong động mạch so với nhóm đối chứng.
Những con chuột uống dung dịch này cũng có cholesterol lipoprotein mật độ thấp ít hơn 50% và tăng cân ít hơn 30% so với động vật đối chứng.
Đậu lăng và các đậu khác
Đậu lăng là một thành phần chính của nhiều chế độ ăn kiêng trên khắp thế giới do là một nguồn protein và chất xơ chay tuyệt vời. Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn giàu các loại đậu đối với chuột đã báo cáo mức độ huyết áp và cholesterol giảm. Tổng cộng có 30% khẩu phần ăn của chuột bao gồm các đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu xanh.
Đậu lăng có thể sử dụng cho nhiều món. Nhiều người sử dụng chúng như một món chay thay thế cho thịt bò băm hoặc ăn chung với món salad, món hầm và súp.

Những thực phẩm kiêng kỵ khi dùng thuốc

Một số thành phần dinh dưỡng khi tương tác với tân dược có thể củng cố hoặc làm suy giảm tác dụng của thuốc.
 
Đa số trong chúng ta biết rằng, nhất thiết không nên uống thuốc bằng các loại nước giải khát có ga, tuy nhiên thường ngày chúng ta có thể quên nguyên tắc này. Bởi không phải mọi người đều biết, những phản ứng sẽ xảy ra, khi chúng tiếp xúc với nhau. Trong khi không hề có thông tin về chủ đề này trong tờ rơi đính kèm. Vậy nên, hãy tham khảo, những trường hợp ghép đôi nguy hiểm giữa thuốc và đồ ăn, thức uống.

1. Các loại thuốc kháng sinh - nhìn chung không ghép với nước cam, sữa bò, pho-ma, sữa chua. Lý do: việc chữa trị không mang lại hiệu quả mong muốn bởi thuốc bị giảm tác dụng. Tuy nhiên một số loại thuốc không bị ảnh hưởng tiêu cực này, cụ thể nên hỏi bác sĩ trực tiếp điều trị.
 

2. Thuốc chống hen suyễn - cà phê và nước chè tăng cường hoạt chất của thuốc. Hậu quả bạn có thể cảm thấy tâm trạng lo lắng bất an, lọan nhịp tim.

3. Thuốc chống dị ứng - tránh uống cùng nước ép bưởi, bởi nước bưởi tăng cường tác dụng của thuốc. Hậu quả: rối loạn nhịp tim, sụt áp huyết đột ngột, đau đầu.

4. Biệt dược chứa Teofiline - thường sử dụng trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản. Tránh ăn các món thịt nướng, khi sử dụng tân dược này, bởi thức ăn làm giảm tác dụng thuốc, bạn có thể bị ngạt thở.

5. Viên sắt - không uống với nước chè và cà phê. Lý do: hai loại đồ uống này cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên với nước cam lại phát huy tác dụng tích cực (tăng cường hiệu quả hấp thụ của cơ thể nhờ nước cam giầu vitamin C).

6. Các loại thuốc chống nấm – các món trứng rán, sữa bò còn chất béo, mỡ động vật tăng cường họat chất của thuốc. Có thể gây hiệu ứng đau đầu, chóng mặt, ho khan.

7. Thuốc trầm cảm - không uống khi ăn chuối, lê tầu, pho-ma. Lý do: những thực phẩm đó tăng cường hoạt chất thuốc, loạn nhịp tim, đau đầu. Trái lại, những sản phẩm giầu chất xơ (ngũ cốc, một số rau quả…) có thể làm suy giảm tác dụng của thuốc.

8. Thuốc điều trị bệnh tim - trường hợp có hợp chất chiết xuất từ mao địa hoàng sẽ không tốt, khi kết hợp với các sản phẩm giầu chất xơ, bởi chất xơ hấp thụ các thành phần của thuốc, hậu quả có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tim-mạch.

Các loại biệt dược phong tỏa canxi thâm nhập tế bào tim được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh thiếu máu tim, áp huyết cao sẽ không tốt, khi uống với nước bưởi ép. Lý do: nước bưởi tăng cường tác dụng của biệt dược, gây tụt áp huyết, rối loạn nhịp tim, đau đầu.
 
Theo Tiền Phong

10 món ăn kiêng kỵ trong dịp Tết, tránh xui xẻo cả năm

(Kiến Thức) - Theo quan niệm dân gian, có một số món ăn kiêng kỵ tuyệt đối trong dịp Tết nếu bạn không muốn gặp những điều đen đủi, xui xẻo trong cả năm.

Thịt chó là một thực phẩm giàu đạm nhưng đây lại là món ăn kiêng kỵ tuyệt đối trong dịp Tết bởi hầu hết mọi người tin rằng món này tượng trưng cho sự xui xẻo.

Thịt chó là một thực phẩm giàu đạm nhưng đây lại là món ăn kiêng kỵ tuyệt đối trong dịp Tết bởi hầu hết mọi người tin rằng món này tượng trưng cho sự xui xẻo.

Tỏi có thể trở thành thuốc độc đối với những người này

Tỏi mặc dù tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Những người mắc bệnh sau hoặc đang điều trị bệnh cần tuyệt đối tránh xa món tỏi.
 

Toi co the tro thanh thuoc doc doi voi nhung nguoi nay
Ảnh minh họa: Internet. 
Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.
Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Toi co the tro thanh thuoc doc doi voi nhung nguoi nay-Hinh-2
Cá diếc là thực phẩm kỵ với tỏi, không nên ăn cùng để tránh sinh bệnh. Ảnh minh họa: Internet. 
Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.