Những kháng sinh nào FDA khuyến cáo có thể gây phình động mạch chủ?

FDA khuyến cáo, nhóm kháng sinh fluoroquinolone có thể gây phình động mạch chủ - túi phình trong động mạch có thể to lên và vỡ, gây chảy máu nguy hiểm hoặc gây tử vong.

Kháng sinh nhóm fluoroquinolone thường được sử dụng làm kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, và thậm chí dịch hạch và phơi nhiễm với bệnh than.
Chúng bao gồm các thuốc được bán dưới tên ciprofloxacin (Cipro), gemifloxacin (Factive), levofloxacin (Levaquin), moxifloxacin (Avelox), norfloxacin (Noroxin) và ofloxacin (Noroxin). Bệnh nhân dùng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm.
Nhung khang sinh nao FDA khuyen cao co the gay phinh dong mach chu?
Nhóm kháng sinh fluoroquinolone có thể gây phình động mạch chủ. Ảnh minh họa 
Các thuốc này có thể gây phình động mạch chủ - túi phình trong động mạch có thể to lên và vỡ, gây chảy máu nguy hiểm hoặc gây tử vong. Bệnh nhân có nguy cơ nhiều nhất bị phình động mạch chủ sau khi dùng các kháng sinh này là người già, người bị huyết áp cao, có tiền sử tắc nghẽn động mạch chủ hoặc các mạch máu khác và những người mắc bệnh di truyền như hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehlers-Danlos.
"Mặc dù nguy cơ phình tách động mạch chủ là thấp, chúng tôi đã thấy rằng bệnh nhân dễ bị phình động mạch chủ hoặc tách động mạch chủ gấp đôi khi được kê đơn thuốc fluoroquinolone", BS. Scott Gottlieb của FDA cho biết.
Đại diện FDA cho biết thêm, đối với những bệnh nhân bị phình động mạch chủ hoặc có nguy cơ phình động mạch chủ, họ không tin rằng lợi ích lớn hơn nguy cơ này và nên xem xét thuốc điều trị thay thế. Đối với những bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ này, fluoroquinolones vẫn có thể là một lựa chọn tốt. Thuốc đã giúp cho những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn trong hơn 30 năm qua. FDA đang yêu cầu phải bổ sung cảnh báo về những nguy cơ này vào thông tin kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Trước đó, cơ quan này đã gửi một thông báo rằng những thuốc này có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.
Năm 2016, FDA cho biết tác dụng phụ của nhóm kháng sinh này có thể gây tàn phế đối với cơ, dây thần kinh, khớp và hệ thần kinh trung ương và nên giới hạn sử dụng cho một số ca bệnh nhiễm trùng đơn giản hơn. Bên cạnh đó, họ sẽ tiếp tục theo dõi mọi mối lo ngại mới về an toàn liên quan đến kháng sinh. Chuyên gia FDA khuyến cáo, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ và đang dùng một trong những kháng sinh này, hãy nói chuyện với bác sĩ nhưng cần vẫn tiếp tục dùng thuốc.

Trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành

Một nghiên cứu mới của Đại học McMaster, Ontario (Canada), trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành.

Một nghiên cứu mới của Đại học McMaster, Ontario (Canada), trẻ em uống kháng sinh có thể dễ cáu bẳn khi trưởng thành.

Thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi nồng độ các chất hóa học trong não và phá hủy sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Điều này cho thấy có một mối liên hệ giữa sức khoẻ tâm thần với sự cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột.

Ngã ngửa vì xưa nay ai cũng dùng kháng sinh sai cách

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho rằng việc dùng thuốc kháng sinh đúng đắn đóng vai trò quan trọng giúp tránh lạm dụng kháng sinh, gia tăng hiệu quả của thuốc.

Nga ngua vi xua nay ai cung dung khang sinh sai cach
 Chúng ta vẫn được khuyên rằng rằng tuân thủ liệu trình kháng sinh là một điều cần thiết để tránh nhờn thuốc. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, các bác sĩ lại khuyên rằng chúng ta không nhất thiết phải làm điều đấy. (Ảnh: RD)
Nga ngua vi xua nay ai cung dung khang sinh sai cach-Hinh-2
 Từ lâu, các bác sĩ đa khoa vẫn cho rằng việc bệnh nhân không tuân thủ đủ thời gian sử dụng kháng sinh như lời họ khuyến cáo là “vô trách nhiệm”. (Ảnh: Alittlebitofstone)

Đọc nhiều nhất

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm với đặc điểm nền nhiệt ẩm thấp, không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Tin mới