Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều não lợn, chúng ta sẽ bị ngộ độc kim loại nặng.
Gan lợn
Gan là bộ phận đảm nhiệm chức năng giải độc trong cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan để loại bỏ các độc tố. Tuy nhiên, ít nhiều vẫn sẽ có những chất độc hại lưu lại tại gan.
Gan lợn chứa các chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, các hợp chất và kim loại nặng. Ngoài ra, gan heo còn chứa rất nhiều cholesterol. Chính vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều gan heo để tránh gây tổn hại đến sức khỏe.
Lòng lợn
Ruột, hay còn gọi là lòng lợn, chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.
Ruột già là hệ thống tiêu hóa của lợn. Thức ăn của lợn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ qua bộ phận này. Vì vậy nó đã trở thành nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và phân. Nếu chế biến lòng lợn không hợp vệ sinh, nó sẽ nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hóa chất để tẩy mùi và làm trắng lòng lợn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn.
Tiết lợn
Phổi heo
Giống như gan, phổi cũng là nơi tích tụ rất nhiều độc tố. Hơn nữa, heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại tại phổi heo rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn ăn phổi heo không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.