Những ai dễ bị ung thư phổi như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo?

(Kiến Thức) - Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo vừa qua đời tối 7/1 vì căn bệnh ung thư phổi di căn. Những đối tượng sau dễ có nguy cơ ung thư phổi cao nên kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, số lượng người mắc bệnh không ngừng tăng lên và con số tử vong rất lớn.
Sau đây là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao:
1. Nhóm người hút thuốc lâu năm
Những người có thói quen hút thuốc nhiều, lâu năm, mỗi ngày hút vượt quá 20 điếu, hoặc hút khoảng 20 năm, tính trung bình mỗi năm hút khoảng 400 điếu.
Nhung ai de bi ung thu phoi nhu nha tho Nguyen Trong Tao?
Ngoài những người hay hút thuốc thì một số nhóm người khác cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao. 
Đây là những người nhất định phải đi khám sức khỏe phổi định kỳ hàng năm, đặc biệt là chụp X-quang phổi để sớm phát hiện những thay đổi bất thường.
2. Những người bị khàn giọng hoặc khó nuốt không rõ nguyên nhân
Khi bạn tự nhiên bị khàn giọng hoặc khó nuốt bất thường so với trước đó mà không rõ nguyên nhân thì hãy nên đến bệnh viện để kiểm tra X-quang phổi ngay. Phần lớn các đối tượng bị ung thư phổi đều có các dấu hiệu này.
3. Nhóm người bị bệnh lao phổi mãn tính
Nếu bị mắc bệnh lao lâu ngày, mỗi lần đi kiểm tra sức khỏe của phổi bằng cách chụp hình ảnh ngực, bạn nên so sánh với kết quả đi khám trước đó thông qua tấm phim chụp.
Nếu kết quả so sánh những ảnh chụp X-quang ngực lần trước và lần sau cho thấy hình dạng, kích thước bản chất của phổi có sự thay đổi, thì cần lưu ý rằng bệnh ung thư có thể đang có xu hướng phát sinh và tấn công bạn.
Đừng bỏ qua những triệu chứng đơn giản, kể cả những người bị viêm phổi tái phát nhiều lần cũng nên thường xuyên đi kiểm tra phổi để loại trừ nguy cơ mắc bệnh.
4. Nhóm người thường xuyên bị ho, có đờm mãn tính
Những ai bị ho có đờm mãn tính, đặc biệt là các trường hợp ho ra máu hoặc trong đờm xuất hiện các tia máu thì cần chú ý đi khám ngay.
Nhung ai de bi ung thu phoi nhu nha tho Nguyen Trong Tao?-Hinh-2
Ảnh minh họa: Internet. 
Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nghiêm trọng hơn, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để chụp X-quang ngực, xem đó có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi hay không.
5. Nhóm người bất ngờ phát hiện thấy khối u không rõ lý do
Nếu bỗng nhiên bạn sờ thấy các hạch bạch huyết nổi cục lên, có các nốt sần trên da, có cục u xuất hiện dưới lớp da đầu mà không rõ các lý do thì nên khẩn trương đi chụp X-quang ngực để được kiểm tra, nhanh chóng xác nhận xem có phải các khối u phổi hay không.
6. Nhóm người có dấu hiệu bất thường ở ngực
Khi nam giới xuất hiện các khối u nổi cục lên trên phần vú (bên ngoài) hoặc có các hình dáng bất thường, các vùng xương khớp bị sưng/nổi cục thì đừng chần chừ, hãy đi kiểm tra để phát hiện sớm.
Việc kiểm tra thường xuyên đối với các nhóm người có nguy cơ ung thư phổi cao nói trên là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Phụ nữ làm việc này hàng ngày tàn phá phổi nhanh hơn hút thuốc

(Kiến Thức) - Việc đun nấu hàng giờ trong căn bếp không đủ điều kiện thông gió và phương pháp nấu truyền thống sẽ làm gia tăng cao nguy cơ mắc ung thư phổi.

Việc sử dụng cách đun nấu truyền thống như dùng củi, dùng than trong những căn bếp không có hệ thông thông gió hay hệ thống xử lý khói mùi trong thời gian dài sẽ gây hại rất lớn đến sức khỏe. Thậm chí các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc đứng trong những căn bếp này hàng giờ cũng độc hại tương đương như bạn hút hết một bao thuốc lá một lúc.
>>> Mời độc giả xem video: "Thực phẩm giải độc và làm sạch phổi hiệu quả" tại đây. Nguồn: Zing News.

Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư phổi

Những kiến thức về bệnh ung thư phổi được rất ít người quan tâm và hiểu đúng, thậm chí là hiểu sai lệch hoàn toàn khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị. 

Bệnh ung thư phổi chỉ gây ra bởi thuốc lá

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.