Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong

Nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm) rất dễ bị ôi thiu. Nếu không được bảo quản tốt, chất đạm bị phân hủy thì nhộng tằm sẽ trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.

Nhộng tằm là loại côn trùng được dùng làm thức ăn phổ biến ở Việt Nam. Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhộng tằm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng có hàm lượng protid cao và gồm nhiều a-xít amin.
Trong Đông y, nhộng tằm còn là một vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì có nhiều can-xi và photpho giúp cơ thể phát triển và phòng chống được bệnh còi xương. Người cao tuổi bị yếu thận, liệt dương hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM), mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm cũng thường xuyên gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân hủy khi không được bảo quản tốt.
Nhong tam rat giau dinh duong nhung de gay ngo doc, tham chi tu vong
Ảnh minh họa. 
Không ăn nhộng khi để lâu quá 1 tuần
Nếu những con nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.
Lý do vì khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, khi mới mua nhộng tằm về, tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5oC.
Không ăn quá 2-3 bữa/tháng
Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.
Đối với trẻ em, khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.
Không nấu cùng tôm hoặc cá
Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản. Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất nên mua nhộng tằm sống, hoặc đã qua sơ chế. Đặc biệt không mua nhộng quá to vì nhiều thương lái sẵn sàng tẩm các chất hóa học để nhộng to, căng tròn, bắt mắt. Nếu ăn phải nhộng này rất nguy hiểm.
Không ăn khi bị gout hoặc tiền sử dị ứng
Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát ngay lập tức.
Ngoài ra, nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng. Thông thường, người bị dị ứng do ăn nhộng tằm có dấu hiệu như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ… Theo các bác sĩ, khi có những biểu hiện này cần phải kịp thời đi khám ngay. Đồng thời, tuyệt đối không ăn loại thức ăn này nữa.
Cách chọn và chế biến nhộng tằm an toàn
Để chọn nhộng tằm tươi ngon, cần lưu ý, nhộng có màu vàng ươm, bóng, thịt bên trong trắng ngà và trắng đều, các đốt trên thân không bị rời ra, liên kết không bị lỏng lẻo. Còn nhộng đã để lâu ngày sẽ đổi màu, bị thâm lại, khi bẻ ra các đốt có sự rời rạc. Ngoài ra, nhộng đã để lâu ngày thì có màu vàng nhạt hơn nhộng tươi. Về chế biến, bạn cũng nên nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5 độ C.
Cách rang nhộng thơm ngon đúng điệu
- Rửa sạch nhộng tằm, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, đổ vào rổ thưa để ráo nước. Ướp nhộng với muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt trước khoảng 15 phút cho nhộng thấm gia vị.
- Rửa sạch và cắt nhuyễn lá chanh. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm. Sau đó, trút nhộng vào xào nhanh tay, xào cho nhộng săn lại.
- Tiếp theo, cho lá chanh vào, đảo thêm khoảng 2 phút nữa cho lá chanh dậy mùi thơm. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Hú hồn món nhộng sâu muồng đặc sản của Đắk Lắk

(Kiến Thức) - Nhộng sâu muồng là một đặc sản của Đắk Lắk nói riêng và mảnh đất Tây Nguyên nói chung. Món ăn này rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng dám thử.

Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak

Khi những cơn mưa đầu tiên rơi xuống cũng là lúc cây muồng đâm chồi nảy lộc cũng là thời điểm sâu muồng phát triển. Thông thường, nhộng sâu muồng thường xuất hiện từ tháng 3-6 dương lịch hàng năm.

Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-2
Vùng đất Tây Nguyên thường trồng nhiều cây muồng để cho cây tiêu bám. Những con sâu ăn lá muồng này không làm hại tới cây nên người dân nơi đây không phun thuốc hay diệt trừ mà chỉ sử dụng nó như món ăn đặc biệt.
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-3
Tới mùa muồng đâm chồi nảy lộc, những chú bướm bắt đầu di chuyển và tìm chỗ đẻ trứng lên lá cây muồng.
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-4
Những ấu trùng ấy chỉ trong một thời gian ngắn biến thành những chú sâu muồng, sau khi đã ăn lá muồng dần dần chúng chuyển biến thành những con nhộng bám dưới tán lá muồng hay bất cứ lá gì có thể bám được. Điều này đã trở thành nét đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-5
Đối với những người yếu bóng vía, khi chứng kiến cảnh cả một khu vực đâu đâu cũng đầy sâu bám đầy trên những cành cây, họ sẽ rất khiếp sợ. 
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-6

Ngược lại, với dân làm nương rẫy ở Tây Nguyên thì họ chẳng còn xa lạ gì với cảnh tượng này. Bởi thế, cứ đến mùa, người dân lại tìm bắt nhộng sâu về chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-7
Nhộng muồng có thể ăn sống hoặc chế biến chín đều mang lại vị ngọt ngon béo ngậy.
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-8
Món ăn này đang trở thành đặc sản và được nhiều người dân thành phố ưa chuộng. Người bán thì kiếm bộn tiền nhờ việc “đội giá” lên cao ngất ngưởng.
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-9
Không chỉ đơn thuần là món ăn ngon, bổ dưỡng, nhộng sâu muồng còn đem lại một khoản thu nhập kha khá cho nhiều hộ gia đình tại các địa phương của tỉnh Đắk Lắk bằng việc bắt nhộng sâu bán lại cho các tiểu thương ở chợ và sau đó được bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu.
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-10
Tùy địa điểm mà giá nhộng muồng dao động khác nhau. Có thời điểm chỉ 20.000/kg, nhưng cũng có những lúc lên tới 150.000 đồng/kg. 
Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-11

Thường nhộng sâu bắt về làm sạch và thưởng thức từng miếng một với chén rượu cần. Nhiều người lại thích ăn nhộng muồng luộc chín nhưng vẫn cảm nhận được vị đậm đà, béo ngậy. 

Hu hon mon nhong sau muong dac san cua Dak Lak-Hinh-12
Nhộng muồng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều người biết đến từ buôn làng đến thành thị. Đến Tây Nguyên, bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo này. Ảnh: Internet.

Về Cà Mau thưởng thức đặc sản hiếm có khó tìm ở đất rừng U Minh

(Kiến Thức) - Về U Minh (Cà Mau), du khách không chỉ được hòa mình vào một vùng sông nước thiên nhiên rộng lớn mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản hiếm có khó tìm nhưng rất lạ miệng và đượm chất dân dã.

Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh

Gỏi nhộng ong: Về Cà Mau, món gỏi nhộng ong được truyền tai nhau là “món đặc sản hiếm có đệ nhất U Minh”, đến đây không ăn món này thì quả là một thiếu sót lớn. Nhộng ong là ong con, nhỏ nhỏ trắng muốt mà bùi, béo ngon khôn tả. Tổ nhộng ong sau khi được lấy về thì được trụng thẳng vào nước sôi, sau đó vớt lấy nhộng ong sạch, sẵn sàng cho một đĩa gỏi.

Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-2
Tiếp theo, lấy một cái chảo lớn phi hành thật thơm, sau đó cho nhộng ong sạch vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn đậm đà. Các nguyên liệu khác như bắp chuối non, hẹ, rau thơm cũng được xắt nhuyễn rồi trộn với phần nhộng ong vừa xào, sau đó chan nước mắm chua ngọt lên cùng. Rắc thêm miếng đậu phộng giã nát thơm lừng là ta đã có đĩa gỏi nhộng ong bắt mắt ngon lành.
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-3
Tiết canh cua Cà Mau: Nghe đến tên món này, ai ai cũng thấy lạ vì chưa từng nghe đến “tiết canh cua” bao giờ. Tuy nhiên, đây lại là món ăn mà chỉ một lần nếm thử cũng khiến người ta nhung nhớ cả đời. Cua dùng để làm món này bắt buộc phải là cua biển. Muốn ngon hơn thì những con cua có gạch sẽ là lựa chọn tối ưu, như thế đĩa tiết canh sẽ ngọt hơn và bổ dưỡng hơn. Làm món này rất “hao” cua, phải cần đến 3-4 con cua, mỗi con trọng lượng xấp xỉ 1kg mới đủ tiết canh cua làm.
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-4
Vọp nướng chấm muối tiêu: U Minh bây giờ rất hiếm vọp, vì thế, vọp nướng chấm muối tiêu tuy đơn giản nhưng mấy chốc đã trở thành cao lương mĩ vị. Để làm món này, vọp ta phải được rửa sạch và để trên cao cho ráo nước. Gia vị cần chuẩn bị cũng rất đơn giản, chỉ bao gồm muối tiêu chanh, bột ngọt, các loại rau cải.
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-5
Cua Cà Mau chế biến được vô cùng nhiều món ngon và bổ dưỡng. Hấp muối hột, ăn lẩu hay rang me, nướng mọi, lùi tro, cua Cà Mau đều cho vị ngon, ngọt đậm đà khó cưỡng. Đi về giữa rừng và nước Cà Mau, ngồi nhâm nhi một ly rượu vừa thưởng thức miếng thịt cua ngọt lịm, chắc nịch là thú vui mê hoặc bao du khách về đây.
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-6
Tả pí lù: Tên gọi “tả pí lù” có nguồn gốc từ người Hoa. Đây là món gần giống như lẩu thập cẩm. Thành phần chính là các loại cá thái mỏng nhưng ngon nhất là nấu cùng cá sặc bướm. Cá chỉ lấy phần thịt ở hai bền sườn, đem tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu này sau đó nhúng tái vào nồi nước lẩu nấu bằng xương cá và nước dừa tươi.
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-7
Mắm chuột và khô chuột: Mắm chuột được chế biến giống như làm mắm cá đồng nhưng ngoài muối, thính còn thêm đường. Món này không ăn sống mà phải chưng hoặc chiên lên. Còn khô chuột được tẩm muối và sả băm đem phơi nắng cho thật khô nhưng cũng chỉ có thể để dành khoảng 10-15 ngày vì dễ bị mốc và hôi do nhiều mỡ. Đây là hai món ăn đặc trưng mà chỉ vùng U Minh mới có.
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-8
Bánh xèo nhân bồn bồn: Bánh xèo là món ăn phổ biến ở Nam Bộ, tùy vào cách chế biến mà nó mang những hương vị riêng của từng vùng, miền. Riêng ở U Minh, nhân bánh có thêm bồn bồn chẻ nhỏ, thịt gà (vịt), ếch nhái hay chuột băm. Rau ăn kèm gồm thơm, cải xanh và các loại lá cây khác như ổi, đọt cây sao nhái... 
Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-9

Ba khía Cà Mau đặc biệt là ba khía vùng Rạch Gốc là món đặc sản vừa lạ vừa ngon nổi tiếng từ xưa đến nay. Chỉ có ở vùng này, ba khía mới thật sự ngon và hấp dẫn. Ba khía Rạch Gốc ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

Ve Ca Mau thuong thuc dac san hiem co kho tim o dat rung U Minh-Hinh-10
Khô cá kèo: Có lẽ, khô cá kèo ở Cà Mau là nổi tiếng nhất bởi hương vị đặc biệt, cầu kỳ trong khâu chế biến. Để làm khô cá kèo, người dân phải chuẩn bị nhiều công đoạn và phải có kinh nghiệm mới làm được những mẻ cá chất lượng. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.