Nhờ mẹ chồng lên chăm con dâu bầu, 2 tháng sau...hôn nhân chấm dứt

Do tôi ốm nghén rất nặng, có nguy cơ sảy thai cao, bác sĩ yêu cầu tôi phải nằm treo chân nên vợ chồng tôi bàn nhau đón mẹ chồng lên chăm tôi khoảng thời gian bầu bí.

Mới bước vào hôn nhân, tôi và chồng sống rất hạnh phúc như bao cặp vợ chồng son khác. Cả hai cùng nhau cố gắng làm việc, cộng thêm sự hỗ trợ của bố mẹ hai bên mà nhanh chóng mua được nhà. Chúng tôi cùng nhau vun vén, trang trí cho tổ ấm của mình.

Mỗi sáng sớm thức dậy, anh đều trao cho tôi một nụ hôn ấm áp vào trán. Sau đó, tôi nấu bữa sáng và cùng anh ăn sáng rồi cả hai đi làm. Trưa hai vợ chồng đều ăn ở công ty, tối về nhà thì tôi nấu cơm, anh rửa bát. Đối với các công việc nhà khác, vợ chồng tôi cũng phân chia hợp lý, chẳng hạn như tôi giặt đồ thì anh lau nhà,…

Nho me chong len cham con dau bau, 2 thang sau...hon nhan cham dut

Bác sĩ nói tôi có nguy cơ bị sảy thai, cần tĩnh dưỡng nên mời mẹ chồng lên chăm. (Ảnh minh họa)

Vào cuối tuần, hai vợ chồng sẽ đi chơi cùng nhau, hoặc nghe nhạc và chơi game tại nhà. Chúng tôi chẳng mấy khi cãi nhau, mà có thì mâu thuẫn cũng nhanh chóng được hóa giải. Cuộc sống của chúng tôi cứ trôi qua êm ả như thế, cho tới một năm sau khi tôi mang thai.

Tôi bị ốm nghén rất nghiêm trọng, bác sĩ còn nói tôi có dấu hiệu bị sảy thai, cần phải nằm treo chân một chỗ. Nghe bác sĩ nói vậy, chồng tôi lo lắm, anh yêu cầu tôi nghỉ việc để ở nhà chuyên tâm dưỡng thai, khi nào con chào đời rồi tìm việc sau cũng chưa muộn.

Tôi nghe lời anh. Sau đó, hai vợ chồng cũng bàn với nhau đón mẹ chồng từ dưới quê lên, nhờ mẹ chăm sóc tôi. Dù sao sớm muộn gì mẹ chồng lên đây, vì hai vợ chồng cũng có dự định khi tôi sinh con sẽ đón mẹ lên, nhờ mẹ chăm cháu mà.

Nhưng kể từ khi có mẹ chồng, cuộc sống của vợ chồng tôi bị đảo lộn hẳn, mâu thuẫn xảy ra liên tục.

Đầu tiên là về việc nhà, trước chồng tôi tan sở về đến nhà là anh sẽ có ý thức làm việc nhà, chẳng cần tôi nhắc nhở. Nhưng bây giờ anh chẳng làm gì cả, anh luôn ỷ vào mẹ, nghĩ có mẹ rồi thì anh không cần phải làm mấy việc đó nữa, mà thực ra mẹ cũng không để anh động tay động chân vào mấy việc này.

Ngược lại, mẹ chồng lại cảm thấy chướng mắt với đứa con dâu như tôi. “Có phải bị bệnh đâu, mang thai thôi mà. Người phụ nữ nào mà chẳng mang thai chứ, có ai như cô đâu. Đã không đi làm thì chớ, ở nhà còn cần mẹ chồng hầu hạ”, đã nhiều lần tôi nghe thấy mẹ chồng lầm bầm như vậy. Tôi buồn lắm, nhưng tôi chỉ im lặng, không nói gì cả.

Được khoảng 2 tháng, mẹ chồng bắt tôi phải làm việc nhà. Tôi có giải thích với mẹ về vấn đề sức khỏe của tôi nhưng mẹ căn bản không nghe lọt tai.

Nho me chong len cham con dau bau, 2 thang sau...hon nhan cham dut-Hinh-2

Vợ chồng tôi đã bàn nhau đón mẹ chồng lên chăm sóc tôi lúc bầu bí, dù sao sau này chúng tôi cũng có dự định đón mẹ lên chăm cháu. (Ảnh minh họa)

Không chỉ chuyện đó, còn vấn đề tiền bạc nữa. Từ khi mẹ chồng về đây ở cùng, chồng tôi giao hết lương của anh cho mẹ giữ, đây cũng là yêu cầu của mẹ, vì mẹ nói mẹ cần phải đi chợ búa, mua vật dụng cần thiết hàng ngày.

Tôi không đồng ý, tôi muốn tôi được cầm tiền, tiết kiệm ra một khoản để sau này còn sinh con, lo cho con. Thế nhưng, giờ đây tiếng nói của tôi hoàn toàn không có giá trị gì trong căn nhà này nữa. Thậm chí tôi còn phải xin chồng tiền tiêu vặt, nhưng tiền của anh đã đưa hết cho mẹ nên tôi phải xin tiền mẹ chồng.

Đương nhiên, mẹ chồng chẳng bao giờ vui vẻ mà đưa tiền cho tôi, lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ, nói rằng tôi ở nhà cả ngày thì cần gì đến tiền.

Nhưng tôi cũng cần chút tiền để mua mỹ phẩm, quần áo thay khi chật,... chứ. Vì chuyện này mà tôi và mẹ chồng cãi nhau suốt 3 ngày.

Đối mặt với mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, ban đầu chồng tôi vẫn giữ thái độ trung lập, nhưng sau đó anh ấy nhanh chóng đứng về phía mẹ chồng. Cho nên, mỗi khi mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu xảy ra, vợ chồng tôi cũng cãi nhau.

Có một hôm, bạn của tôi cưới và tôi phải xin tiền mẹ chồng để bỏ phong bì mừng cưới. Tôi muốn mừng bạn 500 nghìn, mẹ chồng lại chỉ đưa cho tôi 200 nghìn, nhưng lúc cưới tôi đứa bạn đã mừng tôi 500 nghìn rồi, đã không bỏ thêm được thì thôi chứ ai lại bớt đi, người ta cười cho thối mũi ấy chứ. Thế là một xung đột mẹ chồng nàng dâu lại nổ ra, và một lần nữa chồng lại đứng về phía mẹ.

- Mẹ nói thế là đúng rồi, em đã không đi làm ở nhà ăn bám còn tiêu xài hoang phí. Đám cưới mình cách đây hơn 1 năm rồi. Giờ em với đứa bạn đó có chơi thân với nhau mấy nữa đâu, nên bỏ phong bì 200 nghìn thôi.

Nho me chong len cham con dau bau, 2 thang sau...hon nhan cham dut-Hinh-3

Mẹ chồng và chồng khiến tôi tức giận đến mức sảy thai. (Ảnh minh họa)

Tôi đang mang thai đứa con của anh, chịu bao vất vả khổ cực vậy mà chồng bảo tôi là đứa ăn bám, tôi sao nhịn được cơ chứ. Tức giận, bụng tôi đau thắt lên từng cơn. Cả nhà vội vàng đưa tôi tới bệnh viện, bác sĩ kết luận tôi bị sảy thai.

Tưởng rằng chồng và mẹ chồng sẽ thấy hối hận, tự trách bản thân nhưng không ngờ họ lại chẳng thèm hỏi thăm tôi lấy một lời, ngược lại còn chửi xa xả vào mặt tôi.

“Cô đúng là đồ vô dụng mà, có mỗi đứa trẻ thôi mà giữ không được”, mẹ chồng chì chiết tôi. Chồng đứng bên cạnh cũng đổ thêm dầu vào lửa. Qúa thất vọng trước chồng và mẹ chồng, sau khi xuất viện, tôi đề nghị ly hôn luôn, tôi không muốn sống cái cảnh này cả đời.

Mẹ chồng cũ mang 500 triệu xin nuôi cháu, nhưng hổ thẹn ra về

Biết tôi tái hôn, mẹ chồng cũ mang 500 triệu đến xin được nuôi cháu, song thằng bé nói một câu khiến bà hổ thẹn bỏ lại 100 triệu rồi ra về.

Tôi ly hôn cách đây 4 năm, khi ấy con trai mới được một tuổi rưỡi nên mặc định quyền nuôi con thuộc về tôi. Hồi đó tôi ly hôn vì chồng ngoại tình. Cô bồ của anh ta đã mang thai, lại có điều kiện kinh tế hơn tôi. So sánh ra, chồng và nhà chồng quyết định chọn cô ta.

Vợ bỏ rơi chồng bệnh tật nhưng lại một mực đòi nuôi mẹ chồng?

Nghe mẹ nói cũng có lý nhưng việc chăm sóc người bị liệt cả đời không đơn giản chút nào. Nếu chị dâu muốn nuôi mẹ, tôi không thể từ chối được.

Con của tôi đã học cấp 2, biết làm tất cả việc nhà. Tôi luôn muốn các con phải tự lập, không muốn bà nội già rồi vất vả phục vụ con cháu. Vì thế tôi luôn bảo bà không phải làm gì, chỉ việc ăn rồi đi giao lưu với mấy bà hàng xóm cho vui vẻ tuổi già.

Vậy nhưng tính bà tham việc, không làm tay chân khó chịu. Ở nhà tôi không còn việc gì để làm, bà sang nhà anh chị cả phục vụ các cháu và dọn dẹp nhà cửa bên đó. Cứ đến bữa là bà về nhà tôi ăn cơm, sau đó lại qua nhà chị dâu làm lụng.

Mẹ chồng chê bai con dâu nghèo và màn đối đáp khiến bà tái mặt

Sau khi vãn khách, mẹ chồng liền vào phòng em nói xoáy: “Mẹ thấy gia đình con thật không biết điều"...

Em sinh ra trong một làng quê nghèo khó. Ngày nhỏ, những bữa cơm của em đa phần đều là các món ăn đạm bạc. Có khi cả tuần chẳng được ăn một miếng thịt. Vì thế khi đã ý thức được hoàn cảnh của mình, em tự nhủ phải học thật giỏi, phải làm rạng danh gia đình và dòng họ.

Lên cấp 3, em lao đầu vào học và đỗ vào trường đại học Ngoại thương. Có được một môi trường học lý tưởng, em tiếp tục cố gắng trong học tập, thời gian rảnh rỗi, em sẽ đi làm thêm để đỡ đần tiền học phí cho bố mẹ.

Với kết quả học tập loại ưu và kinh nghiệm đã tích lũy từ những công việc đi làm thời sinh viên, em may mắn được làm việc cho một công ty nước ngoài. Nhờ đó, em có tiền gửi về cho bố mẹ sửa nhà, mua đất và nuôi các em ăn học.

Ở môi trường công việc, em cũng gặp và yêu chồng hiện tại. Anh là trai thành phố, lại rất giỏi nên trong mắt gia đình, chồng em chính là đứa con vàng mười. Mẹ chồng em là một người phụ nữ ôm tư tưởng bảo thủ. Vậy nên khi biết con trai yêu một cô gái tỉnh lẻ, bà ra sức cấm cản.

Me chong che bai con dau ngheo va man doi dap khien ba tai matNgày về nhà em xin cưới, mẹ chồng đi một bước là chê một điều. Ảnh minh họa: Internet

May mắn thay, chồng em dù nghe lời mẹ nhưng cũng có chính kiến của riêng mình. Anh đã thuyết phục bố mẹ hết lần này đến lần khác. Thấy con trai quá kiên trì, bố chồng em đã đồng ý tác hợp cho nhân duyên của bọn em. Còn mẹ chồng em, vì sợ con trai 34 tuổi sẽ không lấy được vợ nên cũng miễn cưỡng chấp nhận. Dù trong lòng bà, em không phải cô con dâu mà bà vẫn luôn mong mỏi.

Ngày về nhà em xin cưới, mẹ chồng đi một bước là chê một điều. Bà chê đường làng xấu xí, chê bố mẹ em nói năng không khéo léo. Thậm chí khi nhà em bày cỗ lên, bà còn nói những món ăn đãi khách ấy quá bình thường.

Thật lòng mà nói, gia đình em xuất thân nghèo khó nhưng ý chí của em chưa bao giờ nghèo. Bản thân em luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên. Vì thế, em quyết không để mẹ chồng khinh gia đình mình được.

Khi đi làm, ngoài tiền bố mẹ gửi ra, em có tích cóp được một chút của để dành. Ngày cưới, em dặn bố mẹ đừng trao quà vì ông bà còn phải nuôi 3 đứa con ăn học. Không ngờ mẹ chồng em lại để bụng...

Me chong che bai con dau ngheo va man doi dap khien ba tai mat-Hinh-2Lần đầu thấy mẹ chồng xấu hổ như vậy, trong lòng em có chút hả hê các chị ạ. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi vãn khách, mẹ chồng liền vào phòng em 'nói xoáy': “Mẹ thấy gia đình con thật không biết điều. Bố mẹ cưới dâu, cho con 5 chỉ vàng. Thế mà ông bà bên ấy lại chẳng cho con lấy một chỉ là thế nào”.

Nhiều chuyện dồn nén, em đặt một chiếc hộp bên trong chứa đầy vàng rồi đáp: “Thật ra hôm nay, bố con cho cả hộp vàng 20 cây này. Nhưng ông thấy mẹ trao 5 chỉ. Nếu nhà con lên tặng nhiều quá, sợ mẹ ngại với quan khách nên cất đi và đưa cho con sau mẹ ạ”.

Mẹ chồng em tái mặt, bà lặng lẽ về phòng. Số vàng kia không phải của bố mẹ em, đó là vốn để dành em tích cóp bấy lâu. Nhưng không muốn bố mẹ bị xem thường, em đã nói như thế để mẹ chồng khỏi coi thường. Có lẽ sau lần này, bà không dám đề cập chuyện vàng cưới với em nữa đâu, nhưng mới về làm dâu mà em đã 'thái độ' với mẹ như vậy thì có hỗn láo không các chị?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.