Nhìn 5 giây biết rau muống tắm hóa chất, để ý là nhận ra ngay!

Giữa thời buổi vàng thau lẫn lộn thế này, chị em cần có bí kíp phân biệt rau muống tắm hóa chất để tránh mua nhầm nhé.

Một trong những loại rau được người Việt vô cùng ưa chuộng trong bữa cơm gia đình chính là rau muống. Dù quen thuộc là vậy nhưng không phải bà nội trợ nào cũng khéo chọn rau muống ngon, sạch và an toàn.

Giữa thời buổi "vàng thau lẫn lộn", các chị em tham khảo ngay bí kíp phân biệt rau muống "tắm" hóa chất để "quay xe" ngay còn kịp.

Nhin 5 giay biet rau muong tam hoa chat, de y la nhan ra ngay!

Cách phân biệt rau muống bị phun, ngâm hóa chất.

1. Hình dáng bên ngoài

Rau muống bị phun quá nhiều hóa chất thường thân to hơn bình thường, lá đen, giòn. Loại này còn dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra. 

Có loại rau muống trông còn rất xanh tươi, non mơn mởn nhưng chỉ cần để từ sáng đến tối đã bị úa vàng. Thậm chí còn thối nát, không thể ăn được nữa nên chị em cần chú ý.

2. Màu sắc

Các chị em cũng không nên mua những mớ rau muống có lá màu xanh đậm. Lá màu xanh đậm có thể do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì. 

Bên cạnh đó, rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.

Nhin 5 giay biet rau muong tam hoa chat, de y la nhan ra ngay!-Hinh-2

Sau khi luộc rau muống ngâm hóa chất sẽ có màu xanh đen.

3. Mùi vị, thành phẩm sau chế biến

Rau muống chứa chất kích thích khi chế biến sẽ có vị chát, mùi hắc. Chưa kể, rau trông non mơn mởn nhưng lại mất nhiều thời gian luộc chín. 

Rau muống được bón quá nhiều đạm, nước luộc còn có màu đen. Kể cả cắt thêm chanh, nước rau cũng không chuyển màu.

Ngoài ra khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt. Khi nguội, nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát.

Cách chọn rau muống ngon

Nhin 5 giay biet rau muong tam hoa chat, de y la nhan ra ngay!-Hinh-3

Rau muống sạch sau khi luộc. 

Rau muống sạch có ngọn nhỏ, hơi cứng. Khi ngắt cuống rau ra nhựa màu đen. Thân rau rắn chắc, lá xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu.

Khi luộc, rau muống sạch có vị giòn, ngọt tự nhiên. Nước luộc rau muống sạch sẽ có vị thanh mát và có màu xanh nhạt. 

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Khoai tây, dầu ăn, hải sản... là thực phẩm cần hết sức chú ý khi chế biến để không gây độc hại.

Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Thuc pham tro nen doc hai neu che bien sai cach
Ảnh minh họa. 

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Bạn muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu mà an toàn thì cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Cơ chế bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.

Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).

Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…

Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.

Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.

Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa cháy tủ đông

Ngăn ngừa mất độ ẩm

Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.

Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm

Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:

Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.

Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.

Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.

Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.

Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.

Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.

Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".

Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.

Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.

Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.