Nhện giăng tơ bắt mồi nhưng vì sao chúng không bị mắc vào lưới của chính mình?

Tơ nhện có chất dính kỳ lạ giúp chúng dễ dàng bắt mồi. Con người nếu chạm phải cũng rất khó để gỡ ra.

Nhện đi đến đâu giăng tơ đến đó với mục đích để bắt mồi. Những loài côn trùng như sâu, bướm, ruồi, muỗi nếu mắc phải tơ nhện thì không còn nước thoát thân. Chúng sẽ trở thành bữa ăn tuyệt vời cho nhện.

Mặc dù tơ nhện có chất dính kỳ lạ như vậy nhưng bản thân nhện không bao giờ bị mắc phải những chiếc mạng do chúng giăng ra.

Nhện giăng tơ bắt mồi nhưng vì sao chúng không bị mắc vào lưới của chính mình? ảnh 1

Ảnh minh họa.

Các giả thuyết trước đây cho rằng chân loài nhện được bao phủ bởi một loại màng không dính và chúng đi bằng đầu các ngón chân trên bẫy của mình. Tuy nhiên, khi quan sát qua kính hiển vi để tìm hiểu về sự di chuyển của nhện, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chúng đi chuyển kiểu 3 bước.

Đầu tiên, các chân được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông nhỏ để giảm diện tích bề mặt mà lưới có thể dính vào. Thứ hai, loài nhện sử dụng các kĩ thuật di chuyển rất khéo léo khiến cho chỗ mạng bị mắc có thể trượt ra một cách dễ dàng. Thứ ba, các sợi lông ở trên chân loài nhện được bao phủ bởi một lớp hóa chất đặc biệt để lớp dính trên lưới không bị bám vào.

Nhện giăng tơ bắt mồi nhưng vì sao chúng không bị mắc vào lưới của chính mình? ảnh 2

Khi nhìn qua kính hiển vi, các nhà khoa học thấy rằng chỉ có đầu của mỗi ngón chân nhện trên sợi tơ mà thôi. Tuy nhiên, dù cẩn thận tới mấy thì chân của chúng vẫn bị dính một chút chất dính được tạo ra từ sợi tơ. Chính vì vậy mà nhện luôn “chải chuốt” rất kỹ. Chúng ngậm từng ngón chân vào miệng để kéo tất cả những sợi tơ bị dính, những mảnh vụn để chắc chắn rằng cơ thể không có chất dính nào. Như thế, nhện sẽ không bao giờ bị mắc vào tấm lưới của mình.

Bên cạnh đó, không phải sợi tơ nhện nào cũng có chất dính. Chỉ có các sợi xoắn ốc mới mang chất kết dính còn sợi tơ xung quanh trung tâm màng tơ thì lại không hề bị dính. Khi giăng tơ, loài nhện đã ghi nhớ và sử dụng các sợi tơ này như con đường để đi xung quanh màng tơ mà không lo bị mắc kẹt trong đó.

Bằng cách nghiên cứu kĩ các hóa chất bao phủ trên lông ở chân nhện, con người sẽ phát triển ra các chất chống dính tốt hơn. Các kết quả sẽ được áp dụng phần lớn vào thế giới côn trùng và giúp tạo một hệ thống thoát khỏi lưới nhện mang tính sinh tồn. 

Khiếp đảm nhện kịch độc đi lang thang cắn chết người

Theo BBC, nhện Phoneutria (nhện lang thang) được xem là “kẻ giết người”. Nó được đánh giá là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.

Khiep dam nhen kich doc di lang thang can chet nguoi
 Vết cắn nhỏ của loài nhện Brazil này có thể hạ gục một người trưởng thành chỉ trong vài phút. Loài nhện trên có 8 loài và hầu hết đều sống ở Brazil. Một số loài nhện có nọc độc có thể tìm thấy ở khu vực châu Mỹ La Tinh, từ Costa Rica đến Argentina. Trong ấn bản sách Kỷ lục Guinness năm 2012, loài nhện này được xếp độc nhất thế giới.

Muốn thành Người Nhện, cậu bé nguy kịch vì cho nhện cực độc cắn

(Kiến Thức) - Những cậu bé này rất hâm mộ Người Nhện và nghĩ rằng cả 3 sẽ có được siêu năng lực, có thể bay nhảy và đánh bại người xấu nếu để nhện cắn như nhân vật trong phim.

Muon thanh Nguoi Nhen, cau be nguy kich vi cho nhen cuc doc can
 Tại thị trấn Chayanta, Tây Nam Bolivia vừa xảy ra một trường hợp hi hữu khiến ba cậu bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đang chăn cừu giúp gia đình, ba anh em 8, 10 và 12 tuổi đã tìm thấy một con nhện góa phụ đen và cùng nhau nảy ra ý tưởng cho con nhện cắn vào người để thành siêu nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.