Nhà khoa học Việt nghiên cứu sống thông minh với… mối

Mối gây hại cho công trình, nhà cửa, ảnh hưởng đến đời sống con người nhưng lại là một mắt xích trong chu trình thức ăn của nhiều loài.

Nha khoa hoc Viet nghien cuu song thong minh voi… moi
Mối là loài gây hại cho các công trình song lại là một mắt xích trong chu trình thức ăn của nhiều loài. 
Không diệt mối như các loài côn trùng gây hại khác
GS.TS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, mối là tên gọi dân gian cho một bộ côn trùng có tên bộ cánh đều, tên khoa học là Isoptera, xuất hiện trên hành tinh cách đây chừng 250 triệu năm.
Mối cùng với ong và kiến là nhóm côn trùng hiếm hoi có đời sống xã hội. Trên thế giới có khoảng 3.000 loài mối và ở Việt Nam mới biết được khoảng 150 loài.
Ngoài môi trường tự nhiên, mối là động vật có ích, giúp phân giải xác động thực vật (tham gia vào chu trình vệ sinh môi trường, chuyển hóa vật chất) và làm thức ăn cho nhiều loài động vật.
Thậm chí, có loài động vật chỉ ăn mối như tê tê, heo vòi… Tuy vậy, trong môi trường nhân tạo, mối là đối tượng gây hại đáng sợ cho nhà cửa, kho tàng, di tích, đê đập và cây trồng.
Mối thuộc nhóm động vật biến nhiệt, nên chỉ phân bố và phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới, ít ở vùng ôn đới. Ở Việt Nam, đại diện cho mối gây hại các công trình xây dựng... là loài mối nhà (Coptotermes gestroi) và mối gỗ khô (Cryptotermes domesticus). Mối gây hại đê đập là loài mối đất (Odontotermes hainanensis). Mối hại cây trồng là loài mối đất và mối tổ nổi như Macrotermes annandalei.
Mỗi loài mối có những khác biệt về hình thái, tập tính sống, cách làm tổ và phá hại. Do vậy, việc phòng trừ phải căn cứ vào những đặc điểm sinh học, sinh thái học của từng loài. Không thể diệt mối như diệt các côn trùng gây hại khác như ruồi, muỗi…
Theo GS.TS Bùi Công Hiển, quy trình của biện pháp diệt mối gồm khảo sát khu vực cần xử lý, đặt các hộp nhử vào một số vị trí để thu hút tối đa mối thợ đến khai thác.
Khi thấy mối đã đến ăn ở hộp nhử mối nhiều thì đặt vào đó các thanh đã tẩm sẵn hoạt chất diệt mối. Hoạt chất này không màu, không mùi, không vị, khối lượng ít, chỉ vài gr., nhưng có tác dụng gây độc dạ dày mối.
Mối ăn vào không bị chết ngay, mà còn truyền thức ăn này cho mối lính, mối cánh, mối vua, mối chúa và mối non. Qua việc truyền thức ăn cho nhau, chất độc lan tỏa dần trong tổ mối làm chúng bị chết.
Mối thợ là lực lượng chính kiếm ăn về cho cả tổ mối. Khi số lượng mối thợ giảm sút cũng làm cho nhiều cá thể mối chết đói. Cho nên sau khoảng thời gian 2 - 3 tuần lễ tổ mối bị đánh bả sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
“Thường khi xử lý mối gây hại nhà cửa, người ta ký hợp đồng bảo hành 3 - 4 năm. Bởi nếu một tổ mối chưa được xử lý triệt để, chúng có thể hạn chế hoạt động vào mùa Đông, Xuân, vì nhiệt độ thấp. Đến mùa Hè mới hoạt động trở lại.
Phải qua 2 - 3 năm không thấy mối, mới xác định tổ mối đã bị diệt. Nhưng 5 - 6 năm sau thấy mối bắt đầu xuất hiện ở khu vực đã xử lý mối, là vì những con mối cánh từ nơi khác đến làm tổ và tổ lớn dần về số lượng. Phải khoảng 4 - 5 năm tổ mối mới phát huy tác dụng gây hại. Người ta gọi tổ mối gây hại là sự “cháy ngầm”, GS.TS Bùi Công Hiển phân tích.
Việc phun thuốc trừ sâu diệt mối không bao giờ hiệu quả lại còn gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp xử lý mối bằng bả diệt mối là tân tiến, sử dụng hóa chất độc rất ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Đồng thời thao tác đơn giản, không đào bới, thay đổi hiện trường…
Sống chung với mối
Theo GS Bùi Công Hiển, có ba con đường (nguyên nhân) hình thành một tổ mối hay xuất hiện vị trí mối phá hại trong một không gian. Đó là từ mối cánh bay vào làm tổ.
Thời gian từ một đôi mối cánh (đực, cái kết đôi) đến lúc tổ mối có số lượng nhiều, phát hiện dấu vết gây hại (tổ cỡ trung bình) phải mất khoảng 3 - 6 năm.
Hai là có thể từ vườn cây hay cổ thụ có tổ bên ngoài hoặc từ nhà liền kề để mối thợ đi kiếm ăn xâm nhập vào. Ba là khi vật dụng đồ gỗ, hàng hóa vận chuyển vào nhà đã có sẵn mối mà không biết, phổ biến ở nơi làm kho chứa hàng.
Do vậy, khi tiến hành xử lý mối, phải khảo sát đầy đủ để xác định mức độ mối đang gây hại (quy mô), vị trí đang hoạt động mạnh nhất, khả năng nào đã phát sinh ra mối và loài mối (mối nhà hay mối đất).
GS Bùi Công Hiển cho biết, về nguyên tắc có thể xây dựng những khu vực an toàn về mối. Ở một thành phố của Mỹ người ta đã xây dựng được một quận an toàn không có mối trong nhiều năm. Ở Việt Nam, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có hợp đồng với Hội An đảm bảo an toàn về mối cho khu vực phố cổ.
Để phòng mối chủ động, phải khảo sát và diệt mối xuất hiện ở khu vực xây dựng công trình. Nếu là công trình bắt đầu xây dựng thì trong thiết kế có phần xây dựng hành lang phòng chống mối.
Nếu công trình đã sử dụng thì bổ sung hành lang phòng chống mối. Ở hành lang phòng chống mối người ta đặt một số hộp nhử mối để thường xuyên theo dõi tình hình mối hoạt động, xâm nhiễm, kiểu như lắp camera. Vào những tháng 4 - 6 dương lịch, là thời điểm mối bay phân đàn, cần phải kiểm tra, theo dõi hiện tượng này ở khu vực cần bảo vệ.
Định kỳ vào mùa Hè kiểm tra những nơi mối có khả năng gây hại như gầm cầu thang, tủ bếp, phòng kho, gác lửng... (nơi có nhiều gỗ, kín đáo và con người ít đến). Khi kiểm tra dùng đèn pin soi vào chỗ tối, lấy tuốc nơ vít gõ vào mặt gỗ xem thế nào hoặc cậy nhẹ những nơi nghi có đường đi của mối. Hiện chưa có máy phát hiện mối.
GS Bùi Công Hiển khẳng định, mối là một tồn tại khách quan, luôn đồng hành với cuộc sống của chúng ta, không thể “diệt mối tận gốc”, mà chỉ có thể sống thông minh với mối, tìm biện pháp hữu hiệu hạn chế tác hại của chúng.
Trong tự nhiên, mối là một mắt xích trong chu trình thức ăn nên ở góc độ nào đó chúng là loài có ích cho môi trường.

Loạt ảnh động vật kỳ lạ huyền bí có thật trên Trái đất

Thiên nhiên tuy bí ẩn đầy bất ngờ nhưng cũng chứa đựng rất nhiều điều xinh đẹp khiến con người khám phá mãi cũng không hết.

Loat anh dong vat ky la huyen bi co that tren Trai dat

Các nhà khoa học ước tính Trái đất của chúng ta là ngôi nhà chung của khoảng 8,7 triệu loài động thực vật. Có rất nhiều loài động vật tồn tại trên Trái Đất đã được con người biết đến, nhưng trong số đó có những con vật kỳ lạ tới mức chúng ta không tin rằng chúng thực sự tồn tại. Bạn đã bao giờ được nhìn thấy một chú mèo có khuôn mặt hình trái tim?

Loat anh dong vat ky la huyen bi co that tren Trai dat-Hinh-2

Sứa Nomura là loài sứa có kích thước cực kỳ lớn (một trong những loài sứa lớn nhất thế giới). Đường kính của những con sứa Nomura có thể dài hơn chiều cao trung bình của một người đàn ông. Khi trưởng thành, chúng đạt chiều dài đường kính khoảng 2m, cân nặng hơn 220kg.

Kinh ngạc trước tài ngụy trang đỉnh cao của các loài động vật

Có rất nhiều loài động vật trên hành tinh của chúng ta đã phát triển các cách thức khác nhau để tránh bị kẻ thù và con mồi phát hiện.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat

Khả năng ngụy trang đỉnh cao của chú tắc kè đuôi lá này khiến chúng ta khó có thể phát hiện ra nó đang bò trên thân cây.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-2

Vẻ ngoài và màu sắc của bọ lá khiến nó trông giống hệt như một chiếc lá.

Bộ lông của thỏ rừng Bắc Cực khiến nó trông như tàng hình trên nền tuyết trắng xóa.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-4

Liệu bạn có thể phát hiện ra đâu là bọ que và đâu là những nhánh cây thực thụ?

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-5

Bộ da độc đáo khiến ếch cây xám như hòa mình vào lớp vỏ cây sần sùi.

Núi đá là nơi ngụy trang gần như hoàn hảo cho những chú dê núi.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-7

Bướm đêm Geometer chính là bậc thầy ngụy trang trong tự nhiên.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những loài chim sống đơn lẻ lựa chọn nơi làm tổ dựa trên họa tiết và màu sắc của chúng.

Cá đuối cũng là một loài động vật rất giỏi ngụy trang.

Một chú cá bơn có màu sắc tương đồng với môi trường xung quanh.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-11

Chú bạch tuộc này cũng rất biết cách "tàng hình" với khả năng ngụy trang ấn tượng.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-12

Thân voi hay thân cây?

Một hình ảnh khác cho thấy bọ lá thực sự là chuyên gia ngụy trang trong tự nhiên.

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-14

Liệu bạn có thể phát hiện ra một chú báo đang ngủ trên cánh đồng cỏ dại này?

Kinh ngac truoc tai nguy trang dinh cao cua cac loai dong vat-Hinh-15

Lớp vỏ của chú cua này khiến nó có thể dễ dàng ẩn mình trên nền cát mà không lo bị kẻ thù hay con mồi phát hiện.

Ấn tượng động vật qua lăng kính nhiếp ảnh năm 2022

Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc ấn tượng về các loài động vật được hãng tin Reuters ghi lại trong năm qua.

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022
Một con tê giác Ấn Độ trong đợt nắng nóng thứ hai trong năm tại một sở thú ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 13/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-2

Một con cá mập bơi dưới đáy đại dương ngoài khơi Florida, ngày 18/5. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-3
Một đàn sáo bay kín bầu trời ở làng Val-de-Vesle gần Reims, Pháp, ngày 2/11. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-4

Một nhóm bồ nông trắng di cư được cho ăn trên hành trình về phía nam, như một phần của dự án do Cơ quan Công viên và Thiên nhiên Israel tài trợ nhằm ngăn chặn bồ nông kiếm ăn từ các hồ nuôi cá thương mại, tại một hồ chứa nước ở Mishmar Hasharon, miền trung Israel, ngày 31/10. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-5
Một nhà sinh vật học tạo dáng với những con cá sấu Cuba mới nở (Crocodylus rhombifer) khi chúng được chuyển đến một trại sản xuất giống ở đầm lầy Zapata, Cienaga de Zapata, Cuba, ngày 25/8. Cá sấu Cuba, một loài đặc hữu chỉ có ở đây và trong một đầm lầy trên đảo Isle của Cuba. Các nhà khoa học cho biết cá sấu non đang bị đe dọa nghiêm trọng và có môi trường sống tự nhiên nhỏ nhất so với bất kỳ loài cá sấu còn sống nào. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-6
Hai con ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) giao phối tại vườn thú nhân giống "Động vật kỳ lạ", nơi những động vật kỳ lạ được sinh sản để bán làm thú cưng ở Mỹ, Canada và châu Á, ở Ticuantepe, ngoại ô Managua, Nicaragua, ngày 17/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-7
Một con voi con được nhìn thấy bên trong miệng cống sau khi voi con và voi mẹ rơi xuống miệng cống ở Công viên quốc gia Khao Yai, tỉnh Nakhon Nayok, Thái Lan, ngày 13/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-8

Một con hổ bị mù một bên mắt tên là Rambo nhìn từ bên trong chuồng trên một chiếc xe tải, sau khi được một nhóm bác sĩ thú y và nhân viên Tổ chức Bạn bè động vật hoang dã giải cứu khỏi Sở thú Phuket bị phá sản, buộc phải đóng cửa sau đại dịch Covid-19. Thái Lan ngày 7/6. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-9

Đom đóm thắp sáng trong một khu rừng tại doanh trại quân đội ở tỉnh Prachin Buri, Thái Lan, ngày 4/6. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-10
Một con kỳ nhông (Ambystoma mexicanum), hay kỳ nhông Mexico, được chăm sóc bởi các nhân viên của một dự án bảo tồn loài này ở Xochimilco, Mexico City, Mexico, ngày 16/2.(Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-11
Christian Ndombe, một nhân viên kiểm lâm, ôm một trong những con rùa tám tuần tuổi tại một trung tâm ấp trứng ở Muanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, ngày 5/2. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-12

Hươu đuôi trắng được chụp vào lúc hoàng hôn ở Buffalo, New York, ngày 13/2. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-13
Một con báo đốm con chơi đùa giữa hai chân của một nhân viên vườn thú ở Havana, Cuba, ngày 29/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-14

Vẹt đuôi dài lấy thức ăn từ người chăm sóc ở Công viên St James, London, Anh, ngày 1/1. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-15
Một con cáo đứng trên đồi tuyết khi thời tiết cực lạnh ập đến Montreal, Canada, ngày 21/1. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-16
Gấu trúc Fritzi nghịch nước tại nhà của bác sĩ thú y Mathilde Laininger ở Berlin, Đức, ngày 27/1. Cô chăm sóc cho 4 con gấu trúc không thể thả về tự nhiên được nữa. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-17
Janus, chú rùa hai đầu Hy Lạp được đặt tên theo vị thần La Mã có hai đầu, được rửa sạch bằng bàn chải đánh răng một ngày trước sinh nhật lần thứ 25 của mình tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 2/9. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-18
Một con tắc kè hoa cố gắng lên khỏi mặt nước trong lũ lụt do mưa lớn ở Imperatriz, bang Maranhao, Brazil, ngày 6/1. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-19
Một đàn sáo di cư rì rào được nhìn thấy trên bầu trời gần thành phố Beer Sheva, miền nam Israel, ngày 13/1. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-20

Một con sói đứng bên dưới những tán lá mùa thu đang chuyển màu trong một khu rừng ở Nyack, New York, ngày 11/10. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-21

Một con nai vào buổi sáng sớm ở Công viên Richmond, London, Anh, ngày 6/10. (Ảnh: REUTERS)

An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-22
Một con vượn sơ sinh tay trắng được sinh ra tại Sở thú Skopje cùng với mẹ của nó ở Skopje, Bắc Macedonia ngày 7/4. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-23
Những con cua mới sinh chạy trên bãi biển khi thủy triều xuống, ở rìa sông Casamance, trên đảo Kafar, Senegal, ngày 13/7. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-24
Một con cú đại bàng Á-Âu được sinh ra tại Sở thú Thủy cung ở Madrid vào tháng 2 năm ngoái đã bay khi được thả về tự nhiên ở Villamantilla, phía tây Madrid, Tây Ban Nha, ngày 4/10. (Ảnh: REUTERS)
An tuong dong vat qua lang kinh nhiep anh nam 2022-Hinh-25
Vượn cáo đuôi vòng ăn một quả bí ngô trước lễ Halloween, tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ, ngày 28/10. (Ảnh: REUTERS)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.