Nguy hại khôn lường khi dùng miếng dán giữ nhiệt

Nguy hại khôn lường khi dùng các miếng dán giữ nhiệt - điều mà ai cũng cần lưu ý để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra!

Nhằm đối phó với cái lạnh giá của mùa đông, nhiều chị em đã nhanh chóng tìm mua sản phẩm sưởi ấm cho mình và người thân trong gia đình. Với ưu điểm tiện dụng và khả năng làm ấm nhanh, miếng dán giữ nhiệt được các bà nội trợ ưu chuộng, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Miếng dán giữ nhiệt là tiện dụng nên được nhiều người ưa dùng.
Miếng dán giữ nhiệt là tiện dụng nên được nhiều người ưa dùng. 
Lạm dụng các miếng dán giữ nhiệt: dễ gây bỏng
Ưu điểm của miếng dán giữ nhiệt là tiện dụng, làm ấm nhanh lại không khói nên được nhiều người ưa dùng. Thế nhưng, nó lại có thể gây bỏng, nhất là đối với làn da mỏng, nhạy cảm.
Nếu chúng ta sử dụng miếng dán giữ nhiệt quá lâu ở gan bàn chân, khi lật ra xem thì vùng da ở chỗ đặt miếng dán có thể bị bỏng. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ bản của miếng dán giữ ấm không cao, nên loại bỏng này gọi là bỏng ở nhiệt độ thấp. Nó sẽ chỉ làm chỗ da bị bỏng tấy đỏ, phồng rộp, tróc da hoặc nhợt nhạt. Tuy nhiên, nó cũng khiến người bị bỏng khó chịu và phải điều trị tích cực để khỏi bệnh.
BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (BV Xanh Pôn – Hà Nội) cho biết, khoa đã từng gặp trường hợp sử dụng miếng sưởi ấm không đúng cách gây bỏng ở nhiệt độ thấp. Một số ca vô tình gây bỏng do rò chảy nước ở túi chườm nóng.
Có trường hợp dùng miếng dán giữ nhiệt quá lâu ở gan bàn chân, khi lật ra xem thì vùng da ở chỗ đặt miếng dán bị bỏng. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ bản của miếng dán giữ ấm không cao, nên loại bỏng này gọi là bỏng ở nhiệt độ thấp.
Vì thế, để chúng ta không nên dán trực tiếp vào da, nên dán qua một lớp áo. Tránh sử dụng ở một vị trí trong một thời gian dài, luôn luôn chú ý quan sát tình trạng da, ngăn chặn nhiệt độ cục bộ quá cao gây ra bỏng ở nhiệt độ thấp.
Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng miếng dán giữ nhiệt. Chỉ nên dùng cho người lớn khi nhiệt độ môi trường xuống rất thấp. Không nên dán trực tiếp vào da, nên dán qua một lớp áo. Tránh sử dụng ở một vị trí trong một thời gian dài, luôn luôn chú ý quan sát tình trạng da, ngăn chặn nhiệt độ cục bộ quá cao gây ra bỏng ở nhiệt độ thấp. Tốt nhất là dùng ở khoảng 40oC.
Người dùng cũng phải tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc có thể hỏi thêm tư vấn của bác sĩ để biết cách sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất, tránh gây nguy hiểm cho mình.

Dùng miếng dán giữ nhiệt dễ nhập viện do bị bỏng

Những ngày rét đậm, nền nhiệt độ xuống thấp dưới ngưỡng 10 độ C, nhiều người chọn cách giữ ấm cơ thể bằng cách dán miếng dán giữ nhiệt lên quần áo thậm chí là dán trực tiếp lên da. Cách làm ấm cơ thể tưởng chừng đơn giản và hiệu quả này đã khiến tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì bỏng, có các phản ứng phụ với da tăng cao tại Viện Bỏng Quốc gia.

8 đồ uống giúp giữ nhiệt cơ thể trong mùa đông

(Kiến Thức) - Những đồ uống này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng và vitamin giúp tạo ra năng lượng và giữ nhiệt cơ thể trong mùa đông lạnh giá.

8 do uong giup giu nhiet co the trong mua dong
Sinh tố gừng chuối. Gừng và chuối kết hợp với nhau có thể tạo nên loại đồ uống giàu năng lượng. Gừng có đặc tính chống viêm giúp loại bỏ nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng, đồng thời giúp tạo ra nhiệt trong cơ thể. Chuối chứa kali và rất giàu năng lượng, giúp bạn luôn cảm thấy ấm áp. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.