Người xưa làm gì để có 'tủ lạnh', bảo quản thức ăn mà chẳng cần điện?

Thời xa xưa có một loại "tủ lạnh", không những làm lạnh thực phẩm mà còn có thể nhả khí như một chiếc máy điều hòa nhiệt độ.

Ngày nay nhu cầu sử dụng điều hòa, tủ lạnh của mọi người tăng cao đặc biệt là vào mùa hè. Điều hòa có thể tạo ra một bầu không khí mát mẻ cho chúng ta, trong khi tủ lạnh có thể giữ cho thực phẩm tươi ngon. Tuy nhiên, khi khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc cổ đại còn kém phát triển, con người thậm chí còn không có điện chứ đừng nói đến việc sử dụng tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ.
Vậy câu hỏi đặt ra là họ đã dùng gì để bảo quản thức ăn?
Chiếc tủ lạnh đầu tiên có thể bắt nguồn từ thời Chiến quốc ở Trung Quốc có tên băng giám. Mặc dù nó sử dụng đá viên để đạt được chức năng làm lạnh nhưng điều này cho thấy nó không khác gì với tủ lạnh ngày nay.
Nguoi xua lam gi de co 'tu lanh', bao quan thuc an ma chang can dien?
Băng giám là một chiếc tủ chứa nước đá trong thời cổ đại. Có thể thấy rằng, vào thời nhà Chu người ta đã có tủ lạnh để dùng nhưng không phải lúc nào cũng có đá, đặc biệt vào mùa hè nóng bức, nước đá lại càng đặc biệt quý.
Vào thời cổ đại, bất kể thời tiết nóng nực như thế nào cũng không thể để Hoàng đế phải chịu nóng. Vì thế, chiếc tủ lạnh đầu tiên được tìm thấy trong cung điện. Băng giám là một chiếc tủ có 2 lớp, vào mùa hè, đá viên được đặt giữa các chậu và rượu đặt trong các chậu này để làm mát. Băng giám là một chiếc tủ bằng đồng được thiết kế rất phức tạp và tinh xảo nhất lúc bấy giờ. Mùa hè có thể cho đá vào giữa, mùa đông thì đựng nước ấm.
Đến triều Minh, dụng cụ bảo quản thức ăn này đã trở nên quen thuộc ở hoàng cung và các gia đình giàu có. Và thời này băng giám thường được làm gỗ sưa hoặc gỗ lim thay vì đồng thau như trước, vì thế trọng lượng của nó nhẹ hơn rất nhiều.
Vách tường trong của băng giám được tráng một lớp thiếc, ở dưới đáy có một cái lỗ nhỏ. Hai nắp ở trên, một nắp cố định, một nắp có thể đi động, đặt băng vào bên trong để giữ lạnh. Do có lớp thiếc bảo vệ bên ngoài nên khi đá tan ra, nước không thể ngấm qua gỗ, khi muốn xả nước chỉ cần mở cái lỗ ở bên dưới băng giám ra.
Nguoi xua lam gi de co 'tu lanh', bao quan thuc an ma chang can dien?-Hinh-2
Theo một vị quan chuyên quản lý băng đá vào thời nhà Chu, người phụ trách việc cắt băng và bảo quản nó vào tháng 12 hằng năm, sau đó dự trữ một lượng lớn đá trong kho gấp 3 lần so với dự kiến sử dụng. Vào mùa xuân và mùa hè, mọi người bắt đầu sử dụng đá, đến mùa thu, buồng đá được làm sạch để chuẩn bị cho việc bảo quản đá vào mùa đông.

Bất ngờ lý do phi tần nhà Thanh luôn đeo móng giả dài ngoằng

Từ mục đích đơn thuần ban đầu, những bộ móng giả đã trở thành thứ phụ kiện biểu trưng cho vẻ đẹp và quyền lực của những phi tần mỹ nữ trong hậu cung nhà Thanh.

Bat ngo ly do phi tan nha Thanh luon deo mong gia dai ngoang
 Những người hâm mộ dòng phim cung đấu thời nhà Thanh có lẽ sẽ nhận ra một điểm chung của các Hoàng Hậu hay phi tần mỹ nữ là rất thích đeo "móng tay giả".

"Tay nam 1 đường thành vàng, tay nữ 1 đường bỏ người nuôi" là gì?

Thâm ý của người xưa là gì?

Theo quan niệm Trung Hoa cổ, việc xem tay đóan vận mệnh có khả năng dự đoán chính xác không khác việc xem mặt hay chiêm bốc, tử vi. Đối với các nhà tướng số, đường chỉ tay của con người là một kho thông tin vô tận.

Sách "Tướng Lý Hằng Chân" cho rằng: "Tay chân như cành trên cây, đường chỉ trên tay như đường thớ trên cành, chạy hỗn loạn là chuyện không lành".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.