Người từng mắc COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm sau bao lâu?

Theo các nghiên cứu, khả năng miễn dịch tự nhiên được duy trì ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi người bệnh khỏi COVID-19.

Những người từng mắc COVID-19 sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Trong giai đoạn phục hồi, hệ miễn dịch tích cực tiêu diệt tận gốc virus, tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị tái nhiễm trong tương lai.
Miễn dịch tự nhiên kéo dài bao lâu?
Khả năng miễn dịch và phản ứng kháng thể có xu hướng giảm xuống sau một thời gian. Tuy nhiên, mức độ suy giảm vẫn chưa rõ ràng.
Nguoi tung mac COVID-19 co nguy co tai nhiem sau bao lau?
Theo những nghiên cứu trước đây, khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh, rồi bắt đầu suy giảm. Khi đó, số lượng kháng thể ít dần, mức độ miễn dịch thấp khiến bạn có nguy cơ tái nhiễm.
Trong khi đó, khả năng miễn dịch có được từ vaccine hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Tuy nhiên, các biến thể virus đang trở nên "thông minh hơn" với khả năng vượt qua các kháng thể có được sau khi tiêm vaccine.
Dù vậy, vẫn có nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng miễn dịch tự nhiên đối với COVID-19 có thể tốt hơn và lâu dài hơn dự đoán.
Theo các nhà khoa học Israel, những người đã được tiêm vaccine Pfizer có nhiều khả năng bị tái mắc COVID-19 nhiều hơn những người có miễn dịch tự nhiên. Đây là, thống kê dựa trên số liệu thực tế của hàng chục nghìn tình nguyện viên.
Lý do phải tiêm vaccine khi từng mắc COVID-19
Không giống khi nhiễm bệnh tự nhiên, vaccine hoạt động để tạo ra một phản ứng miễn dịch đồng nhất, có nghĩa là mọi người sẽ được bảo vệ như nhau. Trong khi đó, người từng mắc COVID-19 có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch khác nhau, tùy thuộc, vào mức độ triệu chứng bệnh, nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần nên cần tiêm vaccine để tăng cường khả năng chống lại COVID-19.

10 dấu hiệu cho thấy bạn có hệ miễn dịch yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công

Bên cạnh việc dễ bị ốm, chứng suy giảm hệ miễn dịch còn thể hiện qua nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác.

10 dau hieu cho thay ban co he mien dich yeu, de bi dich benh tan cong

Dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn: Những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Bên cạnh ho và sổ mũi, những người này thường xuyên bị viêm xoang, nấm và nhiễm trùng tai.

10 dau hieu cho thay ban co he mien dich yeu, de bi dich benh tan cong-Hinh-2

Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi phải chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Các hạch này nằm ở hai bên cổ, nách và bẹn.

Mỗi khi hệ miễn dịch cố gắng “kêu cứu”, cơ thể sẽ cảnh báo

Ốm đau hay cảm sốt liên tục có thể do thời tiết, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do hệ thống miễn dịch đang gặp “trục trặc”, vì vậy một khi xuất hiện 6 dấu hiệu này thì bạn cần phải cảnh giác.

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể chống lại các tác động từ bên ngoài và bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm nhiễm hay ốm vặt. Chính vì vậy, việc suy giảm hệ miễn dịch đang trở thành mối quan tâm của y tế toàn cầu bởi nó đe dọa sức khỏe, tính mạng con người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.