Người phụ nữ 32 năm không thể đi đứng, phải cưa chân

Mang căn bệnh khiến xương va chạm nhẹ là gãy, người phụ nữ bị động kinh không thể đi đứng như người bình thường và phải cắt cụt chân trái từ 11 năm trước.

Đó là trường hợp của chị B.T.C.L (32 tuổi, quê Ninh Thuận).
Bà N.T.M (60 tuổi, mẹ của bệnh nhân) cho biết từ lúc sinh ra, chị L. đã bị căn bệnh xương thủy tinh cũng như đầu óc không bình thường vì hậu quả của chất độc da cam. Lớn lên, chị L. cũng không đi đứng được mà chỉ biết bò lết dưới sàn nhà. Tình trạng gãy xương thường xuyên.
Năm 2007, trong một lần di chuyển và gặp tai nạn nặng, chị L. được chuyển từ Bệnh viện (BV) địa phương lên BV tuyến trên ở TP.HCM. Tại đây, vì tình trạng trầm trọng, các BS đã ba lần phẫu thuật cắt chân trái cho bệnh nhân. Kể từ đó chị L. chỉ nằm một chỗ.
Nguoi phu nu 32 nam khong the di dung, phai cua chan
 Bệnh nhân đã bị đoạn chi trái và có khả năng mất luôn chân còn lại.
Tình trạng này kéo dài khiến vùng da bị tì đè xuất hiện lở loét. Theo lời người mẹ, mấy tháng gần đây, tình trạng này nặng nề hơn, da bị bong tróc, hôi thối và chảy mủ nên bà đưa con đến BV Chợ Rẫy cầu cứu.
BS Tăng Thiện Quốc, Khoa Phỏng và Phẫu thuật Tạo hình của BV thông tin, bệnh nhân L. nhập viện vào ngày 26/9 với vết thương loét tì đè dưới cơ thể vì nằm cố định lâu ngày. Những ổ loét ở vùng cùng cụt là khá trầm trọng, hoại tử sâu, chảy dịch nhiều.
Ngoài ra bệnh nhân còn bị động kinh, những ngày đầu nhập viện liên tục la hét và kích động. Các BS đã phải hội chẩn phối hợp với khoa Ngoại thần kinh để giải quyết tình trạng này cho bệnh nhân.
Hiện, khoa Phỏng đang hỏi ý với khoa Chấn thương chỉnh hình để tìm cách giải quyết tình trạng liên tục gãy xương của bệnh nhân trước khi phẫu thuật điều trị loét do tì đè. Dù vậy theo BS, các vết loét có lành lại cũng dễ tái phát nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục nằm một chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có khả năng phải đoạn chi còn lại.
Được biết trong gia đình bà M., hai người con lớn của bà cũng mang căn bệnh xương thủy tinh và đã mất. Trong khi người chồng cũng đau ốm liên miên. Hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn.
Các BS cho biết, xương thủy tinh là bệnh có tính di truyền, tuy nhiên một số trường hợp xảy ra do đột biến gene.Triệu chứng phổ biến của bệnh này là việc xương yếu và giòn, điếc, yếu cơ, lỏng khớp và dị tật xương, răng yếu, mắt đổi màu...
Người bị bệnh này phải kiểm soát dinh dưỡng và hoạt động thể chất chặt chẽ. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này như dùng thuốc, vật lý trị liệu, đặt que trong xương...

Nghị lực phi thường của cậu bé 11 tuổi bị gẫy chân 17 lần

Bị mắc bệnh xương thủy tinh phải 17 lần phẫu thuật, nhưng em Nguyễn Hữu Thanh Quang luôn nỗ lực vượt khó để đạt thành tích cao trong học tập.

Chúng tôi đến thăm nhà Quang khi chị Lại Thị Tuyết Ban (mẹ Quang) vừa đưa Quang đi khám bệnh về. Thân hình nhỏ nhắn, gầy gò của Quang lọt thỏm trên lưng mẹ.

Chuyện tình "sét đánh" của cô gái lành lặn với chàng trai xương thủy tinh

Mối tình của cô gái lành lặn Trương Thị Bích Phượng và chàng trai mắc bệnh xương thủy tinh Nguyễn Văn Phương khiến bất cứ ai biết tới cặp đôi này cũng đều ngưỡng mộ và khâm phục.

Tuổi thơ cơ cực

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.