Người lớn mắc thủy đậu có bị biến chứng?

(Kiến Thức) - Bị thủy đậu ở người lớn có hai trường hợp: Tiêm rồi nhưng kháng thể sinh ra sau tiêm không đủ để phòng bệnh; chưa tiêm phòng nên có thể mắc thủy đậu bất cứ lúc nào.

Hỏi: Người lớn bị thủy đậu thì có biến chứng nặng hơn trẻ con không? Tại sao có những người đã tiêm phòng thủy đậu rồi mà vẫn bị thủy đậu? - Trần Duy Hoạt (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: Đúng là người lớn ít khi bị thủy đậu do từ bé đã tiêm phòng. Bị thủy đậu ở người lớn có hai trường hợp: Tiêm rồi nhưng kháng thể sinh ra sau tiêm không đủ để phòng bệnh; chưa tiêm phòng nên có thể mắc thủy đậu bất cứ lúc nào. 
Người lớn bị thủy đậu cũng có biến chứng như trẻ con nếu vệ sinh không tốt. Các biến chứng đó là bội nhiễm, hoặc nhiễm virus thủy đậu vào máu và sau đó biến chứng lên não, lên phổi. Biến chứng ở người lớn sẽ càng nguy hiểm hơn khi người đó có sẵn bệnh trong người như hen, thấp khớp, đang phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. 
Vì vậy, đừng bao giờ nghĩ người lớn thì không cần quan tâm tới bệnh thủy đậu. Dù đã tiêm phòng, người lớn vẫn nên cảnh giác với bệnh này.

Bệnh thủy đậu tấn công người lớn

(Kiến Thức) - Cứ ngỡ rằng chỉ có trẻ em sức đề kháng kém mới mắc các bệnh nhiễm như thủy đậu, quai bị, rubella, không ngờ cuối năm nhiều người lớn lại nhập viện vì bệnh... thủy đậu.

Bệnh dễ bùng phát vào dịp Tết
Anh H.V.N. (25 tuổi, đường Khuôn Việt, phường 15, quận Bình Tân, TPHCM) đang điều trị tại Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho hay, anh đã bị bệnh thủy đậu được 2 tuần, phải nhập viện do bệnh tiến triển nhanh và nặng. Anh bị lây bệnh từ vợ, vợ của anh N. bị bệnh trước đó 1 tuần nhưng bệnh nhẹ nên không phải nhập viện. Anh N. cứ ngỡ là trẻ em, phụ nữ yếu sức đề kháng kém mới mắc bệnh, nào ngờ, anh lại bị lây và bị nặng hơn cả vợ. Anh N. cũng cho biết, sau khi vợ bị bệnh 1 tuần thì anh bị sốt cao, nổi nốt đậu toàn thân, nhiều nốt, người mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh nên đi khám bệnh và phải nhập viện.

Thực phẩm kỵ bệnh thủy đậu

(Kiến Thức) - Để bệnh chóng bình phục, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, xin giới thiệu một số thực phẩm không nên dùng để bạn đọc tham khảo khi cần thiết.

Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc, tức cơ thể nhiệt thịnh âm hư mà lại bổ sung nhiệt thì sẽ làm bệnh không những không lui mà tiến triển xấu thêm.
Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc, tức cơ thể nhiệt thịnh âm hư mà lại bổ sung nhiệt thì sẽ làm bệnh không những không lui mà tiến triển xấu thêm. 
Thịt chó: Theo Đông y, thịt chó vị mặn, chua, không độc; có tác dụng ôn bổ tỳ, thận, trợ dương, ích khí, trừ hàn được ứng dụng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như dương hư, thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh... Nhưng lại có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt, âm khí đang hư suy. Thịt chó lại tính nhiệt, thì "nhiệt gặp nhiều tắc cuồng". Có nghĩa là khi bị thủy đậu mà ăn thịt chó sẽ làm bệnh nặng thêm nhanh chóng, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng, chẳng khác nào đem dầu, củi, lửa để cứu hỏa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.