Người đàn ông Nhật kham khổ suốt 21 năm để nghỉ hưu sớm

Với lối sống tiết kiệm đến mức kham khổ trong 21 năm, người đàn ông 45 tuổi đã tiết kiệm được 100 triệu yen (640.000 USD) để nghỉ hưu sớm.

Người đàn ông giấu tên, 45 tuổi, bắt đầu kế hoạch tiết kiệm của mình vào đầu những năm 2000 sau khi có được một công việc ổn định nhưng đòi hỏi nhiều công sức, SCMP đưa tin.
Công ty nơi anh làm việc yêu cầu nhân viên phải làm thêm giờ - đôi khi đến quá nửa đêm - và liên tục rao giảng rằng: "Chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ và làm thêm giờ, bạn mới có thể đạt được hạnh phúc trong tương lai".
Nguoi dan ong Nhat kham kho suot 21 nam de nghi huu som
Nguoi dan ong Nhat kham kho suot 21 nam de nghi huu som-Hinh-2
Dù có thu nhập khá, người đàn ông chỉ ăn uống thanh đạm để tiết kiệm tiền. Ảnh: @MaqwgNaJKDonxGb/X.
Mong muốn theo đuổi lối sống FIRE (tự do tài chính, nghỉ hưu sớm), người đàn ông có thu nhập hàng năm khoảng 5 triệu yen (32.000 USD) đã vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu tiết kiệm được 100 triệu yen càng sớm càng tốt.
Anh bắt đầu bằng việc đặt cho mình biệt danh "người đàn ông chắc chắn sẽ nghỉ việc" để làm động lực.
Trong hơn hai thập kỷ, anh sống trong ký túc xá của công ty, trả mỗi tháng 30.000 yen tiền thuê và tự trang bị mọi nội thất.
Bữa ăn của anh cực thanh đạm, với bữa tối thông thường có thể gồm một quả mận chua, một ít rau muối và cơm hoặc chỉ có cơm chan nước lã. Đôi khi bữa tối chỉ là một lon nước tăng lực mà anh mua miễn phí bằng điểm tích lũy ở cửa hàng tiện lợi.
Đôi khi anh uống cola và ăn bánh quy vào bữa tối trong khi xem những bộ phim có chủ đề về nhà tù, nói đùa rằng cuộc sống của mình trong công ty này chẳng khác gì việc phải chịu án tù 20 năm.
Nguoi dan ong Nhat kham kho suot 21 nam de nghi huu som-Hinh-3
Anh chàng chia sẻ ảnh chụp những bữa tối của mình, đôi khi chỉ có một quả táo, cơm chan nước hay một bát canh. Ảnh: @MaqwgNaJKDonxGb/X.
Sau khi lò vi sóng bị hỏng, anh thậm chí chuyển sang ăn khoai lang từ mùa đông sang mùa hè, tận dụng sức nóng của mùa hè để nướng khoai lang trên kính chắn gió xe hơi của đồng nghiệp.
Anh cũng không bao giờ dùng điều hòa hay máy sưởi, thay vào đó là làm mát vào mùa hè bằng chiếc áo phông nhúng nước và sưởi ấm vào mùa đông bằng cách tập thể dục.
Những nỗ lực đó đã được đền đáp khi vào đầu năm nay, anh thông báo trên mạng xã hội rằng cuối cùng đã tiết kiệm được 135 triệu yen (860.000 USD) sau 20 năm 10 tháng làm việc cho công ty.
Lối sống tiết kiệm còn là cảm hứng để anh viết một cuốn sách về trải nghiệm cá nhân, đây cũng là một nguồn thu nhập khác của anh. Sau khi đạt được tự do tài chính, cuộc sống của anh được cải thiện phần nào.
Hiện tại, anh thường ăn 4 quả trứng luộc vào bữa sáng và đã mua một chiếc lò vi sóng để có thể thưởng thức những bữa ăn nóng hổi.
Thế nhưng niềm vui của anh cũng không kéo dài được bao lâu vì gần đây số tiền tiết kiệm đã giảm đáng kể do đồng yen mất giá kể từ đầu năm nay.
"Nếu đồng yen tiếp tục mất giá, tôi sẽ không bao giờ đạt được tự do tài chính. Tôi đã làm việc để nhận được gì gì trong 21 năm qua? Tất cả đều vô nghĩa, thật bi thảm", anh bày tỏ.
Câu chuyện của người đàn ông lan truyền khắp mạng xã hội, khiến nhiều người ngỡ ngàng và nể phục sự chịu khó, kiên trì. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng thu nhập của anh chàng không phải là thấp, nếu anh biết đầu tư sinh lời thay vì chỉ tiết kiệm sẽ có kết quả tốt hơn.

5 tháng nghỉ hưu sớm, chồng quay lại công việc vì một câu nói

Cuối cùng chồng tôi đã nếm được trái đắng của việc nghỉ hưu sớm.

Cách đây 5 tháng, chồng tôi đột ngột nói muốn được nghỉ hưu sớm. Anh bảo có mỗi đứa con, với số tiền tiết kiệm 5 tỷ dư sức để nuôi con học xong đại học. Mảnh đất bên cạnh nhà dành để khi nào ốm đau bệnh tật không có tiền chữa thì bán đi. Còn chi tiêu hằng ngày của gia đình sẽ lấy tiền lãi ngân hàng và tiền lương của vợ.

Chồng bảo làm nhiều tiền rồi chết cũng chẳng mang đi được. Bố mẹ mà cho con nhiều tiền thì sẽ khiến con ỷ lại lười lao động. Anh nói chỉ nuôi con xong đại học, lấy cái cần câu cơm, thế là hết nghĩa vụ.

Dấu ấn chống COVID-19 của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trước khi nghỉ hưu sớm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có nhiều đóng góp cho ngành y tế Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som
Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ông Nguyễn Trường Sơn (ảnh), Thứ trưởng Bộ Y tế, nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 1/4 và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. Trước đó, từ ngày 1/11/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn được chấp thuận cho nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân. Ảnh: Báo Công lý. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-2
 Thông tin trên Vietnamnet cho biết, ông Nguyễn Trường Sơn sinh năm 1964, là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa. Ông giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 11/2018 sau khi rời vị trí Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông Nguyễn Trường Sơn được đánh giá cao vì có nhiều đóng góp cho ngành y tế Việt Nam nói chung và Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng trong việc phát triển kỹ thuật cao, ghép tạng, phục vụ người dân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo khu vực phía Nam. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-3
Đáng chú ý, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, có mặt tại nhiều "điểm nóng" để trực tiếp chỉ đạo công tác dập dịch, sát cánh cùng nhân viên y tế và nhân dân chống dịch. Ảnh: Baochinhphu.vn.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-4
 Cụ thể, theo báo Dân Việt, từ 30/1/2020 đến 24/8/2021, ông Sơn là Phó Trưởng ban của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, từ ngày 24/8/2021 là thành viên Tiểu ban Y tế của Ban Chỉ đạo. Ông có 4 lần đảm nhiệm vị trí Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng (tháng 7/2020), Bắc Giang - Bắc Ninh (tháng 5/2021), TP HCM (lần 1 vào tháng 2/2021 và lần 2 vào tháng 6/2021). Ảnh: Báo Bắc Giang. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-5
Ngày 30/7/2020, Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng, do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng bộ phận. Kế hoạch "làm sạch" Bệnh viện (BV) Đà Nẵng và xây dựng Khoa hồi sức cấp tại BV Phổi Đà Nẵng, Khoa chạy thận nhân tạo tại BV dã chiến Hòa Vang nhanh chóng được thiết lập dưới sự chỉ đạo của Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch của Bộ Y tế. Ảnh: Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, động viên nhân viên y tế đang cách ly trong phòng điều trị tại BV dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: Bộ Y tế.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-6
Không chỉ hỗ trợ Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cũng đã có những chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng nhân viên y tế tại Đà Nẵng bày tỏ quyết tâm chiến thắng dịch COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-7
 Chiều 31/7/2020, ngay sau khi tới Thừa Thiên Huế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đến ngay Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đóng tại huyện Phong Điền, cách TP Huế 20 km về phía Bắc. Tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 thăm hỏi, động viên cán bộ y tế đang làm nhiệm vụ, trực tiếp kiểm tra công tác quản lý, điều trị bệnh nhân tại đây. Ảnh: Bộ Y tế. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-8
 Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, trong 2 ngày, Bệnh viện Trung ương Huế đã khẩn trương xây dựng xong đơn vị lọc máu tại khu cách ly phục vụ bệnh nhân. Đồng thời, điều động nhiều chuyên gia giỏi từ cơ sở 1 tăng cường ra trực tiếp hỗ trợ cho cơ sở 2. Đến thời điểm chiều tối 31/7/2020, sức khỏe của một số bệnh nhân 436, 438 tiến triển tốt hơn, 4 bệnh nhân suy thận được chuyển ra điều trị đã có sức khỏe tốt. Ảnh: Đội ngũ bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế tích cực điều trị cho các ca nhiễm COVID-19. Ảnh: TTXVN. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-9
Tiếp đến, ngày 18/5/2021, Bộ Y tế có Quyết định thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng Bộ phận. Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân tại Bắc Giang. Ảnh: BVCC/Dân Việt. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-10
Sáng 20/5/2021, Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn tiếp tục họp gấp với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cùng đại diện lãnh đạo Sở Y tế, các bệnh viện đang trực chiến để xử lý các tình hình khẩn cấp. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.  

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-11
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, công tác chống dịch của Bắc Ninh tương đối chủ động. “Tuy nhiên, việc đảm bảo phòng chống dịch trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, làm sao để vừa đảm bảo an toàn, vừa duy trì sản xuất không để đứt đoạn”, báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế kiểm tra khâu chuẩn bị tại BV Dã chiến trong khu Quân đội tại tỉnh Bắc Ninh sáng 20/5. Ảnh: Sức khỏe Đời sống. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-12
 Về xét nghiệm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng, cần tăng cường công suất xét nghiệm, tuỳ theo đánh giá nguy cơ ở từng khu vực, linh hoạt tiến hành xét nghiệm mẫu đơn hay mẫu gộp, đặc biệt, ở khu cách ly tập trung thực hiện tần suất lấy mẫu 3-5 ngày/lần xét nghiệm mẫu gộp. Bên cạnh đó, lập kế hoạch xét nghiệm lại cho công nhân trong diện F1 và lấy mẫu tại khu vực cộng đồng tập trung nguy cơ cao: khu vực nơi ở của công nhân, bến xe, chợ,...Với nhiều biện pháp chống dịch lần đầu tiên được áp dụng tại Bắc Giang và Bắc Ninh, sau hơn 1 tháng, dịch ở hai tỉnh này đã được đẩy lùi. Ảnh: Báo Công thương. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-13
 Ngày 13/6/2021, Bộ Y tế tiếp tục có Quyết định số 2910/QĐ- BYT Thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP HCM (lần 2) và cử Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng Bộ phận. Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại TP HCM. Ảnh: Bộ Y tế. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-14
 Theo Dân Việt, chiến lược chống dịch COVID-19 lại một lần nữa có sự thay đổi quan trọng. Đó là bỏ cách ly tập trung, cho người dân bệnh nhẹ cách ly tại nhà và được phát miễn phí gói hỗ trợ thuốc, y tế…Đồng thời, xét nghiệm trên diện rộng, đón đầu dịch ở các vùng nguy cơ rất cao và nguy cơ cao, 48 giờ xét nghiệm một lần… Điều này nhằm cách ly nhanh nhất các đối tượng mắc COVID-19, hạn chế lây lan. Ảnh: TTXVN. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-15
 Với chiến lược này, chỉ trong vòng 1-2 tuần, dịch tại TP HCM đã giảm xuống rõ rệt. Và đến cuối tháng 10/2021, cuộc chiến chống COVID-19 cam go của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và hàng chục nghìn đồng nghiệp mới tạm kết thúc. Ảnh: VTV. 

Dau an chong COVID-19 cua Thu truong Nguyen Truong Son truoc khi nghi huu som-Hinh-16
 Ngoài các "điểm nóng" trên, trong suốt cuộc chiến chống COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã có buổi làm việc với nhiều địa phương khác về giải pháp khẩn cấp phòng, chống dịch. Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đắk Nông vào tháng 12/2021. Ảnh: Bộ Y tế. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.