Người đàn ông bị hoại tử tay do cháu bé 3 tuổi cắn

Các bác sĩ cảnh báo, với những vết thương người cắn cũng không thể chủ quan.

Hoại tử tay vì vết cắn của cháu bé tuổi
Bệnh nhân nam, 49 tuổi nhập viện với hoàn cảnh hy hữu. Trong lúc vui đùa với cháu bé 3 tuổi, cháu có cắn chú vào cẳng tay trái, chú cũng để yên cho cháu cắn yêu. Sau đó, bệnh nhân có chảy máu và dịch ở các vết cắn và cũng nghĩ đơn giản, không điều trị gì.
Một ngày sau, cẳng tay trái bệnh nhân bị sưng nề, tấy đỏ, chảy dịch và bệnh nhân sốt cao 39,5 độ. Bệnh nhân đi khám ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định và được chẩn đoán viêm mô tế bào, chuyển Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ thăm khám thấy bệnh nhân có vết thương ở phần mềm cẳng tay trái, sưng nề, nhiều nốt bầm tím, chu vi cẳng tay trái sưng nề tăng 2 cm so với tay phải bình thường, vùng hoại tử diện tích lên 6cm.
Chụp MRI cẳng tay trái cho thấy viêm mô tế bào tổ chức dưới da. Bệnh nhân nằm viện và được điều trị tích cực. Sau 3 ngày thì vết thương lành dần và được ra viện.
Qua ca lâm sàng nêu trên, các bác sĩ cảnh báo, với những vết thương người cắn cũng không thể chủ quan.
Nguoi dan ong bi hoai tu tay do chau be 3 tuoi can
Vết cắn của người có thể truyền bệnh sang nhau
Qua trao đổi tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ cho biết: Thực tế cho thấy vết cắn của người có thể truyền bệnh viêm gan B, virus Herper, giang mai, bệnh lao và uốn ván. Khả năng lây nhiễm HIV hiếm gặp nhưng trên lâm sàng đã được ghi nhận. Nhiễm trùng huyết cũng không loại trừ với những vết cắn sâu, chảy máu.
Trong đời sống hàng ngày, vết thương do người cắn là khá phổ biến. Vết cắn do va chạm xung đột trong xã hội, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em hoặc con trẻ nô đùa quá trớn ... hầu như đều để lại thương tích. Và không loại trừ những vết “cắn yêu” trong quan hệ tình dục nam nữ hoặc đồng giới.
Những vết cắn mang tính yêu đương mãnh liệt trên vùng cổ, vùng ngực hay bộ phận sinh dục cũng có thể lây những bệnh truyền nhiễm nêu trên, do vậy các bạn tình cũng cần chú ý.
Trong nước bọt của người có chứa 50 loài vi khuẩn với nồng độ 10,8 triệu vi khuẩn/ml. Vết thương do người cắn thường đa khuẩn, vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Vi khuẩn kỵ khí có thể tìm thấy ít nhất trong một nửa vết thương. Vi khuẩn kỵ khí phát triển trong môi trường yếm khí như vùng cao răng, vùng lợi bị viêm.
Người cắn và người bị cắn đều có thể lây nhiễm bệnh truyền nhiễm sang nhau, chứ không phải một chiều, người cắn có thể bị lây nhiễm bệnh từ người mình cắn và ngược lại. Vì vậy cần chú ý.
Nên xối rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh 15 phút, có xà phòng thì càng tốt, giữ phần tổn thương sạch sẽ, và đến cơ sở y tế gần nhất.
Tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, các y bác sĩ sẽ thăm khám vết thương, xác định hoàn cảnh gây thương tích, đánh giá tổn thương tại chỗ bao gồm phần mềm, gân, khớp, mạch máu, thần kinh, dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ, toàn thân.
Bệnh nhân khi bị người cắn có chảy máu, chảy dịch cần dự phòng uốn ván, điều trị kháng sinh bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch tùy theo mức độ vết thương. Và có tổn thương nặng có thể cần đến cả can thiệp ngoại khoa.

Ham ăn tiết canh lợn mán coi chừng mất hết chân tay

PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, bệnh liên cầu lợn có xu hướng tăng trong dịp Tết, nhiều người hoại tử tay chân do ăn tiết canh lợn.

Ham an tiet canh lon man coi chung mat het chan tay
 Bệnh nhân bị hoại tử cơ thể do ăn tiết canh lợn.
Tại buổi họp báo ngày 11/11, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, vào dịp Tết, ngành y tế lo nhất là các bệnh do đường ăn uống gia tăng.
Hiện nay đang có xu hướng “săn lùng” lợn mán ở các vùng núi, dân tộc và vì nghĩ lợn mán thả rông, không cho ăn thức ăn tăng trọng, là lợn “sạch” trong khi vi khuẩn liên cầu có thể cư trú ở vùng họng con lợn mà không gây bệnh. Việc ăn thịt chưa nấu chín, tiết canh từ con lợn này, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
“Tôi dẫn chứng về bệnh liên cầu khuẩn lợn, thường cứ vào thời điểm trước và sau Tết nguyên đán số bệnh nhân phải nhập viện lại tăng. Đây là bệnh có số bệnh nhân mắc không nhiều như các bệnh khác nhưng tỷ lệ ca nặng, tử vong lại rất lớn. Chỉ tính riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn chục ca mắc, 1 ca tử vong, nhiều ca bị di chứng nặng…” – PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Ham an tiet canh lon man coi chung mat het chan tay-Hinh-2
Ông Trần Đắc Phu lo ngại, bệnh liên cầu lợn sẽ gia tăng trong dịp Tết. 

Xót xa bé gái 2 tuổi hoại tử ngón tay do mắc bệnh ung thư

“Trước mắt gia đình chỉ mong có tiền mua thuốc, hỗ trợ cháu qua được giai đoạn khó khăn. Những đợt phẫu thuật tiếp theo thì tính sau..", chị Nhi nghẹn ngào chia sẻ về con gái bị ung thư.

Gia đình anh Nguyễn Đoan (36 tuổi) và chị Trương Thị Quỳnh Nhi (30 tuổi) ở tổ 39, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đang trong tình cảnh hết sức khó khăn khi cô con gái mới 2 tuổi mắc bệnh ung thư gan.

Bé Nguyễn Trương Hoài An phát hiện mắc căn bệnh hiểm nghèo này từ lúc lọt lòng mẹ. Đứa trẻ nhỏ xíu không hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư. Những gì con cảm nhận được là nỗi đau đớn hành hạ cơ thể mỗi ngày. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.