Ngoạn mục "pháo hoa" bùng nổ trong thiên hà xoắn ốc

(Kiến Thức) - Màn bắn pháo hoa ấn tượng này bao gồm một lỗ đen siêu lớn, sóng xung kích khổng lồ và các hồ chứa khí khổng lồ bùng nổ trong một thiên hà xoắn ốc trung gian có tên là Messier 106.

Hình ảnh ấn tượng này cho thấy thiên hà xoắn ốc tên là Messier 106.
Messier 106 nằm cách xa hơn 20 triệu năm ánh sáng trong chòm sao nhỏ phía bắc Canes Venatici. Còn được gọi là M106 hoặc NGC 4258, thiên hà được phát hiện bởi trợ lý quan sát của Charles Messier, Pierre Méchain vào năm 1781.
Tuy nhiên, Messier 106 nổi tiếng vì có một thứ mà thiên hà Milky Way của chúng ta không có đó là nó có hai nhánh xoắn ốc phát sáng dưới tia X, quang học và vô tuyến, các nhà thiên văn học của NASA cho biết.
Những cánh tay xoắn ốc dị thường này không thẳng hàng với mặt phẳng của thiên hà, mà thay vào đó giao nhau với phần trung tâm.
Ngoan muc

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

Các quan sát gần đây từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA cho thấy sóng xung kích đang đốt nóng một lượng lớn khí tương đương với khoảng 10 triệu mặt trời.
Những gì đang tạo ra những sóng xung kích? Chúng tôi nghĩ rằng lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Messier 106 đang tạo ra những tia X mạnh mẽ mang các hạt năng lượng cao, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các tia này tấn công vành đĩa của thiên hà và tạo ra sóng xung kích. Những sóng xung kích này lần lượt làm nóng khí - bao gồm chủ yếu là các phân tử hydro đến hàng ngàn độ C.
Các quan sát của Chandra cho thấy những bong bóng khí nóng khổng lồ bên trên và bên dưới mặt phẳng của Messier 106, rồi chúng bị đốt nóng và đẩy ra các khu vực bên ngoài bởi các tia X từ lỗ đen, các nhà khoa học cho biết. Vụ nổ này có ý nghĩa quan trọng đối với số phận của thiên hà này.
Họ ước tính rằng tất cả lượng khí còn lại sẽ bị đẩy ra trong vòng 300 triệu năm tới trừ khi nó được bổ sung bằng cách nào đó.
Vì phần lớn khí trong vành đĩa đã được đẩy ra, nên ít khí có sẵn cho các ngôi sao mới hình thành, họ nói.
Thật vậy, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu của Spitzer để ước tính rằng các ngôi sao đang hình thành ở các khu vực trung tâm của Messier 106, với tốc độ thấp hơn khoảng 10 lần so với Milky Way.
Cũng vì Messier 106 tương đối gần Trái đất, chúng ta có thể nghiên cứu cách lỗ đen này ảnh hưởng đến thiên hà chủ rất chi tiết.

Mời quý vị xem video: Khám phá cực kỳ thú về ngôi sao Mira trong vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khoa học sửng sốt với thiên hà mới 3C17 độc đáo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát ALMA, Chi Lê vừa phát hiện một thiên hà mới độc đáo có tên khoa học la 3C17. Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà này bồi tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao.

Theo đó, 3C17 một thiên hà vô tuyến cực sáng trong một cụm thiên hà mới vừa khám phá.

Trong lần quan sát mới nhất, Đài ALMA phát hiện thiên hà 3C17 phát ra một lượng lớn sóng vô tuyến từ lõi trung tâm của nó.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.