Ngộ độc cá chép muối ủ chua: “Thủ phạm” Botulinum nguy hiểm sao?

Mới đây, tại Quảng Nam, nhiều người đã phải nhập viện sau khi ăn cá chép muối ủ chua. Các bệnh nhân được xác định bị ngộ độc Botulinum - một chất độc cực mạnh.

Nhiều người nhập viện, 1 bệnh nhân tử vong vì ngộ độc
Gần đây, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 3 chùm ca ngộ độc cùng nhập viện. Theo văn bản báo cáo Bộ Y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), 3 chùm ca bệnh gồm 10 bệnh nhân tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua.
Thông tin trên báo Vietnamnet cho biết, chùm ca thứ nhất là 5 người dân cấp cứu vì bị đau bụng, nôn ói mệt và yếu dần tay chân. Triệu chứng xuất hiện sau bữa ăn từ 12 đến 24 giờ. Sau 3 ngày điều trị, một bệnh nhân nữ 40 tuổi tử vong do diễn tiến quá nặng.
Ngo doc ca chep muoi u chua: “Thu pham” Botulinum nguy hiem sao?
Một bệnh nhân ngộ độc Botulinum được điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Ảnh: BVCC/Vietnamnet.

Chùm ca bệnh thứ hai là một bệnh nhân nữ 37 tuổi. Một ngày sau ăn cá chép ủ chua, chị nôn ói nhiều, yếu dần tay chân và nhập viện. Ngày 16/3, bệnh nhân bị suy hô hấp, thở máy.

Chùm ca bệnh thứ ba là 4 người cùng gia đình. Cả nhà ăn cá chép ủ chua và nôn ói nhập viện vào ngày hôm sau. Ngày 18/3, hai bệnh nhân bị liệt tứ chi, suy hô hấp, phải thở máy. Hai trường hợp còn lại (có bé trai 12 tuổi) yếu nhẹ tứ chi, tự thở được.
Theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, tính đến chiều tối 19/3, sau khi được truyền thuốc giải độc Botulinum, tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân ngộ độc Botulinum nặng nhất phải thở máy ở Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam có cải thiện. Theo đó, hai bệnh nhân có khả năng cai được máy thở trong 1-2 ngày tới.
Độc tố Botulinum nguy hiểm sao?
Các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra chẩn đoán đối với các chùm ca bệnh trên là ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Cách chế biến món này bao gồm cá chép, muối, cơm hoặc bột bắp, ớt, sau đó ủ trong hũ kín khoảng 7-10 ngày. Các chuyên gia nhận định, môi trường đã tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển.
Bộ Y tế cho biết, Clostridium Botulinum là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động. Loại vi khuẩn này phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất vườn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc, đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày...
Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.Botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố Botulinum.

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trước đây hay gặp ngộ độc thịt hộp, tuy nhiên, các thực phẩm khác như rau, củ, quả, thịt, hải sản,... nếu được sản xuất và bảo quản không đúng cách đều có thể gây ngộ độc Botulinum.

Độc tố Botulinum là một chất độc cực mạnh, chỉ 0,03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70 kg. 1 kg có thể gây tử vong 1 tỉ người.
Có 7 loại độc tố Botulinum chính là A, B, C, D, E ,F, G. Trong đó, A và B có khả năng gây bệnh cho người, chiếm 98,7% các trường hợp. Người bệnh thường bị nhiễm độc tố Botulinum khi ăn các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.
Ngo doc ca chep muoi u chua: “Thu pham” Botulinum nguy hiem sao?-Hinh-2
Vi khuẩn C.Botulinum có đặc điểm kỵ khí, không thể phát triển ở những nơi thông gió tốt, có đủ oxy. Đồng thời, vi khuẩn này cũng không phát triển được ở môi trường chua (pH <4,6), mặn (nồng độ muối ăn >5%). Ảnh: Wikipedia. 

Khuyến cáo khẩn sau vụ ngộ độc

Sau khi vụ ngộ độc xảy ra, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã phát đi khuyến cáo người dân không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua; không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng,...; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương. Tuyệt đối không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Các cơ sở y tế phải báo cáo khi các bệnh nhân đến khám, điều trị do nghi ngờ liên quan đến ngộ độc thực phẩm để cơ quan chức năng tổ chức điều tra, thực hiện lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm (nếu có) gửi Viện Pasteur Nha Trang hoặc các viện chuyên ngành để xác định nguyên nhân, chỉ đạo xử lý và điều trị kịp thời.
Tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm cho người dân.

>>> Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm

Nguồn video: THĐT

Mẹ hiếm khi nấu ăn, vào bếp liền khiến con ngộ độc nhập viện

Sau khi ăn xong bát mì mẹ nấu, bé gái bắt đầu tiêu chảy, nôn ói không dừng lại được. Đưa vào bệnh viện thì bác sĩ xác nhận bệnh nhi bị ngộ độc thực phẩm.

Cô Vương, ở Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc, vốn là một người không có tài năng nội trợ nên thường không hay vào bếp, tất cả các bữa ăn trong nhà hầu như do chồng cô Vương nấu nướng, bày biện.

Phân biệt rượu thường và rượu pha cồn công nghiệp methanol thế nào?

Thời gian gần đây, tại Việt Nam, nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng đã xảy ra do uống phải rượu chứa cồn công nghiệp methanol. Vậy, bằng cách nào để phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol?

Phần lớn các vụ ngộ độc liên quan đến methanol xảy ra do uống đồ uống bị lẫn tạp chất và methanol. Vậy, phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol thế nào?
Về vấn đề này, Báo Tin Tức dẫn lời bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Tuy nhiên, trong dân gian có hai cách phân biệt rượu thật và giả là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.