Phân biệt rượu thường và rượu pha cồn công nghiệp methanol thế nào?

Thời gian gần đây, tại Việt Nam, nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng đã xảy ra do uống phải rượu chứa cồn công nghiệp methanol. Vậy, bằng cách nào để phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol?

Phần lớn các vụ ngộ độc liên quan đến methanol xảy ra do uống đồ uống bị lẫn tạp chất và methanol. Vậy, phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol thế nào?
Về vấn đề này, Báo Tin Tức dẫn lời bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Tuy nhiên, trong dân gian có hai cách phân biệt rượu thật và giả là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.
Phan biet ruou thuong va ruou pha con cong nghiep methanol the nao?
Ảnh minh họa: AD.  
Đối với cảm quan bên ngoài, chai rượu phải có đầy đủ nhãn mác, thông tin như: Tên sản phẩm, địa chỉ của nhà sản xuất, địa chỉ của nhà nhập khẩu...Bên cạnh đó, người dân có thể ngửi để phân biệt, nếu mùi cồn thơm, cay nồng là rượu nấu an toàn.
Đặc biệt, có một cách phân biệt có thể áp dụng khá chính xác đó là có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt. Đặc biệt, rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt.
Ngộ độc methanol nguy hiểm sao?
Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn thông tin từ tài liệu của Bộ Y tế cho biết, methanol là một loại cồn công nghiệp, có công thức hóa học là CH3OH. Methanol được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm sơn, làm dung môi như sơn, dung dịch tẩy rửa, chất chống đông lạnh,...
Uống rượu pha từ cồn công nghiệp, methanol (các loại rượu không rõ nguồn gốc) hoặc vô tình/cố ý uống các dung môi, cồn công nghiệp, cồn sát trùng có thể dẫn đến ngộ độc methanol...
Ngộ độc methanol thường nặng, dễ gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực.
Các triệu chứng nhiễm độc do methanol có thể xuất hiện trong vòng 30 phút, 1 giờ đến 3 ngày. Một số triệu chứng ban đầu của ngộ độc như nhức đầu, chóng mặt, kích động, hưng cảm cấp tính, mất trí nhớ, giảm mức độ ý thức bao gồm hôn mê và co giật. Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng dữ dội, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, bất thường chức năng gan và viêm tụy.
Các biến chứng xảy ra như hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, tổn thương não, mờ mắt, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, viêm dạ dày, rối loạn nước, điện giải, sặc phổi, viêm phổi, tiêu cơ vân, suy thận và nguy cơ tử vong.
Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu. Nếu không thể từ chối thì uống hạn chế và chỉ uống rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không uống các loại rượu trôi nổi, rượu giả, rượu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Hàng chục trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa

Hàng chục học sinh mầm non tư thục ở Thanh Hóa bất ngờ nôn, ói nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn, phải nhập viện cấp cứu.

Trưa 23/12, hàng chục học sinh trường Mầm non tư thục Vườn Mặt Trời (đóng ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phải nhập viện điều trị do có biểu hiện buồn nôn, khó thở nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa.

3 người tử vong do ngộ độc rượu ở Đồng Nai

Trong thời gian qua, tại Đồng Nai có 19 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu, trong đó có 3 ca tử vong.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sáng nay (15/10) cho biết, từ ngày 8 đến ngày 14/10, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 11 bệnh nhân nhập viện do bị ngộ độc methanol (chất có trong rượu).

Các bệnh nhân đều ngụ tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhập viện với chung triệu chứng là đau đầu, đau thượng vị, hôn mê, được chẩn đoán bị ngộ độc rượu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.