Nghệ nhân Phan Thị Thuận: Độc đáo kỹ thuật dệt lụa tơ sen
Từ những cuống sen già xù xì tưởng như chỉ bỏ đi, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã làm nên những chiếc khăn lụa tơ sen mềm mại, thơm mát, vươn tầm quốc tế.
Mai Loan
Trong bối cảnh nghề dệt lụa truyền thống Việt Nam đứng trước nhiều thách thức từ công nghiệp hóa, nghệ nhân Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã làm nên dấu ấn đặc biệt với việc sản xuất lụa tơ sen – một sản phẩm độc đáo, mang giá trị văn hóa và kinh tế cao. Đây không chỉ là sự khẳng định tài năng và sự sáng tạo của bà, mà còn mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng cho nghề dệt thủ công Việt Nam.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận bên sản phẩm tranh lụa từ tơ sen. Ảnh: Mai Loan.
Người đầu tiên dệt lụa tơ sen ở Việt Nam
Năm 2016, nghệ nhân Phan Thị Thuận bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm việc tạo sợi từ cuống sen – một việc mà trước bà chưa từng có ai làm. Từ ý tưởng ban đầu, bà nhận thấy rằng cuống sen – một phần thường bị bỏ đi sau thu hoạch – chứa chất xơ dai và mềm, có tiềm năng để tạo ra những sợi tơ tự nhiên. Tuy nhiên, việc khai thác tơ từ cuống sen không hề đơn giản. Khác với việc nuôi tằm lấy tơ, quá trình sản xuất lụa từ tơ sen đòi hỏi nhiều công sức, sự tỉ mỉ và kiên nhẫn qua hàng chục công đoạn.
Rửa cuống sen già, trước khi đưa vào lấy tơ. Ảnh: Mai Loan.
Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho hay, mới đầu, khi nghe ý tưởng này từ bà, nhiều người đã không khỏi ngần ngại, tỏ ý can ngăn.
Thực sự, để làm ra lụa tơ sen, phải trải qua một quy trình phức tạp. Đầu tiên, bà chọn những cuống sen già, dẻo dai để đảm bảo chất lượng sợi tơ. Cuống sen sau khi được cắt ra từng đoạn sẽ được rạch dọc để lấy lớp sợi mịn bên trong. Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, vì nếu không cẩn thận, sợi tơ có thể bị đứt hoặc không đều.
Mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ có thể xử lý khoảng 200-250 cuống sen để tạo ra lượng tơ đủ dệt một đoạn ngắn. Sau khi thu sợi, các công đoạn tiếp theo như kéo sợi, xe sợi và dệt đều được thực hiện thủ công, đảm bảo giữ được tính tự nhiên và độ mềm mịn của lụa tơ sen. Để sản xuất một chiếc khăn lụa tơ sen dài 1,7 mét, bà cần sử dụng khoảng 4.800 cuống sen và mất hơn một tháng làm việc liên tục, trong đó có 7 ngày thêu họa tiết.
Khăn lụa tơ sen. Ảnh: Mai Loan.
Điểm đặc biệt của lụa tơ sen là sự nhẹ nhàng, mềm mại nhưng vẫn rất bền. Lụa giữ được hương thơm dịu dàng, thanh khiết của sen, đồng thời có màu sắc tự nhiên. Đây chính là giá trị độc đáo khiến lụa tơ sen trở thành một sản phẩm sang trọng và đẳng cấp.
“Cây sen vốn thanh cao, rễ cắm xuống bùn mà hoa lại tỏa hương thơm ngát. Hiếm có loài hoa nào mà dù cả cánh đồng nở hoa dày đặc, nhưng hương thơm lại vô cùng dễ chịu, thư giãn, không hề gây cảm giác khó chịu vì nồng đượm. Chiếc khăn lụa tơ sen như mang theo cả hồn quê hương trong từng sợi tơ, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, hương sen thoang thoảng, vương vấn trên vai người quàng", nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ.
Sản phẩm lụa tơ sen của bà Thuận nhanh chóng được đánh giá cao trong và ngoài nước. Ngoài khăn quàng cổ, còn có áo choàng làm từ lụa tơ sen. Những sản phẩm này không chỉ được xem là sản phẩm thời trang cao cấp mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Lụa tơ sen là kết tinh của thiên nhiên và trí tuệ, thể hiện sự hòa quyện giữa con người và môi trường.
Không dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm, bà Phan Thị Thuận còn biến lụa tơ sen thành biểu tượng của sự bền vững và thân thiện với môi trường. Quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công, không sử dụng hóa chất hay máy móc hiện đại, đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động đến thiên nhiên.
Video lấy tơ sen từ cuống sen già. Thực hiện: Mai Loan.
Đưa lụa tơ sen vươn tầm quốc tế
Nhờ những giá trị vượt trội, lụa tơ sen được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Pháp, Mỹ – nơi người tiêu dùng sẵn sàng chi trả hàng nghìn USD cho một sản phẩm độc bản. Năm 2019, lụa tơ sen của bà được chọn làm quà tặng cho các lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Bằng tâm huyết và tình yêu đối với nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã đưa sản phẩm từ sen vươn tầm quốc tế. Ảnh: NVCC.
“ Hiện giá một chiếc khăn lụa tơ sen dao động từ 8 - 12 triệu đồng. Có những lúc khan hàng, không đủ đáp ứng cho khách”, bà Thuận nói.
Dù đạt được những thành công nhất định, hành trình tạo ra lụa tơ sen không hề dễ dàng. Những ngày đầu, bà gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập nguyên liệu, hoàn thiện kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm. "Có những lúc tôi nghĩ mình không thể tiếp tục vì quá mệt mỏi. Nhưng rồi, tình yêu với nghề và mong muốn gìn giữ giá trị truyền thống đã giúp tôi vượt qua tất cả," bà Thuận tâm sự.
Thêm vào đó, sản xuất lụa tơ sen là công việc đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian, khiến giá thành sản phẩm cao hơn lụa thông thường. Tuy nhiên, bà không ngừng cải tiến quy trình và đào tạo người lao động tại địa phương để giảm chi phí và nâng cao năng suất.
Nhìn về tương lai, bà Phan Thị Thuận mong muốn mở rộng quy mô sản xuất lụa tơ sen, biến nó thành sản phẩm mang tầm vóc quốc tế. Đồng thời, bà cũng chú trọng đến việc truyền dạy kỹ thuật cho thế hệ trẻ, nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Bà Thuận chia sẻ: "Lụa tơ sen không chỉ là sản phẩm, mà còn là câu chuyện của văn hóa và con người Việt Nam. Tôi hy vọng những giá trị này sẽ được gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau."
Hành trình tạo ra lụa tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận không chỉ là câu chuyện về sự sáng tạo và khéo léo, mà còn là biểu tượng của lòng kiên trì và tình yêu đối với nghề truyền thống. Những tấm lụa tơ sen, mềm mại mà bền bỉ, chính là minh chứng sống động cho tài năng và tâm huyết của bà – một người nghệ nhân luôn hướng đến sự hoàn mỹ trong từng sợi tơ.
Với những cống hiến to lớn cho nghề dệt vải tơ tằm truyền thống, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã được vinh danh như danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” do Chủ tịch nước phong tặng; Giải thưởng cho 100 phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước; Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2020 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Giải Nhất sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc Bộ Công Thương trao; Bằng khen của Hội Nông dân Việt Nam... Bà là 1 trong 9 công dân ưu tú của Thủ đô năm 2021.
Mời quý độc giả xem video: Nghệ nhân Phan Thị Thuận giới thiệu về tơ sen. Thực hiện: Mai Loan.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận: Luyện những “vị thần” cứu nghề truyền thống
Nghệ nhân Phan Thị Thuận gọi những con tằm là “họ”, như với người. Thậm chí, bà còn coi “họ” như “vị thần”, vì đã cứu nghề truyền thống cho quê hương.
Với tình yêu sâu nặng với con tằm và nghề dệt lụa truyền thống, nghệ nhân Phan Thị Thuận (Mỹ Đức, Hà Nội) đã tạo ra những sản phẩm lụa tơ tằm có giá trị, đặc biệt là cách “luyện” hàng ngàn con tằm dệt tơ độc đáo.
Khi đưa tấm chăn do tằm tự dệt vào nồi đun, tấm chăn bung nở bóng mịn, nghệ nhân Phan Thị Thuận ôm sản phẩm đầu tiên, rưng rưng niềm xúc động. Bà hạnh phúc vì đã tìm ra đường đi mới cho nghề dệt thủ công, cho ngành tơ tằm.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”.
Hiệp hội An ninh mạng cho rằng sau khi quét mã QR, cũng cần có những thao tác của người dùng mới có thể dẫn đến bị kiểm soát điện thoại hay mất tiền trong tài khoản.
Trong lịch sử của ngành công nghệ, có rất nhiều câu chuyện về sự kiên trì và vượt qua thử thách nhưng ít ai có thể so sánh với hành trình của Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.
Sau khi tiếp nhận cá thể tê tê từ người dân, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR thành phố Hà Tĩnh đã bàn giao lại cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, tái thả về môi trường tự nhiên.
Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, nhu cầu du lịch tăng cao, đồng thời cũng là dịp các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội “bùng nổ", điển hình là lập tài khoản ảo rao bán “combo du lịch Tết giá rẻ”.
GS Zhang, người tiên phong trong công nghệ chỉnh sửa gen vừa được nhận huân chương quốc gia về Công nghệ và Đổi mới của Mỹ nhờ công trình phát triển công cụ chỉnh sửa gen đột phá CRISPR-Cas9.
Loại pin mới không chỉ có hiệu suất cùng mật độ năng lượng cao mà còn chống cháy nổ hứa hẹn mở ra tương lai an toàn hơn cho các thiết bị dùng pin ngày càng nhiều.
TS. Phùng Văn Phúc, giảng viên Khoa Xây dựng tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là một trong nhhững gương mặt khoa học Việt được quốc tế vinh danh 2024.
Dù đã phát hiện mối quan hệ ngoài luồng này, thái độ của vợ cũ và người đàn ông họ Giang vẫn rất cứng rắn, hoàn toàn không thể hiện bất kỳ sự ăn năn, hối lỗi nào.
Câu nói của người đồng nghiệp làm tôi giật mình đánh rơi chiếc chén uống nước. Thấy sự bối rối của vợ, chồng bảo công ty mới có quyết định thưởng hôm trước...
Măng khô là một món thực phẩm khá quen thuộc ngày Tết, vì vừa dễ ăn mà lại còn "chống ngán" , nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.
Ứng dụng đơn thuần là đo đếm các chỉ số hình thể mà các chị em quan tâm nhưng lại yêu cầu các quyền truy cập quan trọng vào hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo nên gỡ bỏ ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển camera mô phỏng mắt kép của côn trùng, có độ dày chưa tới 1 mm và có thể chụp cực nhanh, rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khi chúng tôi đang ngủ say thì chị Thúy gõ cửa cầu cứu. Chị xin được tá túc một đêm vì chồng chị uống rượu với bạn sắp về đến nhà. Dạo gần đây, lần nào anh ấy say xỉn cũng về đánh vợ...
GS.VS Trần Đình Long khẳng định, phương châm của cuộc sống là hãy đứng lên vai người khổng lồ, liên tục học hỏi để không ngừng sáng tạo. Và sách khoa học giúp làm điều đó.
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tất niên, gặp gỡ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia các bữa tiệc triền miên có thể gây áp lực lớn cho sức khỏe.
Dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng để tung ra các chiêu khuyến mãi giả mạo gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho người dân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ trước các vị thần.
Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Không chỉ giàu protein, thịt lươn còn chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá với nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện cho con người.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (CGS), mỏ đất hiếm mới phát hiện ở tỉnh Vân Nam có thể cung cấp hơn 1,15 triệu tấn tài nguyên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật cho người đàn ông nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica - thích ăn các đồ vật.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.