Nghệ An: Phát hiện nhiều loại sâm quý hiếm như 7 lá 1 hoa

Tại huyện miền núi Tân Kỳ, cơ quan chức năng vừa phát hiện nhiều cây sâm bản địa quý hiếm như sâm béo, 7 lá 1 hoa.

Vừa qua, ông Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ và đại diện một số ngành liên quan đã khảo sát thực tế tại khu vực Trạm Quản lý, bảo vệ rừng Thung Khiển.

Nghe An: Phat hien nhieu loai sam quy hiem nhu 7 la 1 hoa
 Đoàn khảo sát thực tế tại khu vực Trạm Quản lý, bảo vệ rừng Thung khiển. Ảnh: Trọng Hùng

Khu vực Trạm Quản lý, bảo vệ rừng Thung Khiển thuộc địa bàn xã vùng cao Tân Hợp, huyện Tân Kỳ hiện có 3.000 ha. Nằm ở độ cao hơn 800m so với mặt nước biển, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho một số cây dược liệu bản địa phát triển.

Đoàn đã phát hiện một số cây sâm bản địa mà người địa phương thường gọi là cây sâm béo, sâm thất diệp nhất chi hoa...

Lãnh đạo huyện Tân Kỳ cho biết, sau khi có kết quả phân tích mẫu, huyện sẽ xây dựng mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn.

Nghe An: Phat hien nhieu loai sam quy hiem nhu 7 la 1 hoa-Hinh-2
 Loại sâm 7 lá 1 hoa vừa được phát hiện. Ảnh: Trọng Hùng
Nghe An: Phat hien nhieu loai sam quy hiem nhu 7 la 1 hoa-Hinh-3
Rừng Thung Khiển, nơi phát hiện nhiều loại sâm mới ở Tân Kỳ. Ảnh: Lâm Tùng 

Sự thật thú vị ít biết về “nhân sâm của biển“

(Kiến Thức) - Con nhum còn có tên gọi khác là cầu gai, nhím biển. Loài nhuyễn thể này được ví như là “nhân sâm của biển”.

Su that thu vi it biet ve "nhan sam cua bien"
“Nhân sâm của biển”, những con nhum có gai nhọn bao phủ đầy mình, sống thành đàn ở biển. Các vùng biển có nhiều nhum ở nước ta là Phú Quốc, hòn Tre, hòn Lại Sơn, hòn Ngang, hòn Mấu. (Nguồn Dulichnganha)
Su that thu vi it biet ve "nhan sam cua bien"-Hinh-2
Đàn nhum thường tụ tập ở những nơi có nhiều rạn san hô, đá ngầm và hang hốc. Thức ăn của chúng là rong rêu và cỏ biển, đặc biệt là cỏ lá hẹ. (Nguồn Amthuc365) 

“Vạch trần” loài cây có độc thường bị nhầm với nhân sâm

(Kiến Thức) - Cây thương lục có xuất xứ từ Bắc Mỹ, có tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. Cây còn có tên gọi khác là sơn la bạc, bạch mẫu kê, dã la bạc, kim thất nương, trưởng bất lão…

“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam
 Cây thương lục là cây thân thảo, dễ trồng, mau lớn. Đặc biệt, củ của nó có hình dáng rất giống với củ nhân sâm nên nhiều người ngộ nhận đây là giống sâm quý. Ảnh samviet.
“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam-Hinh-2
 Cây thương lục mới được di thực vào nước ta hơn một thập kỷ gần đây. Ảnh deviantart.
“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam-Hinh-3
 Cây thương lục có độc ở tất cả các bộ phận, từ thân, lá cho đến hoa. Ảnh ydvn.
“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam-Hinh-4
 Chất độc có trong cây thương lục là chất phytolaccatoxin. Nếu cơ thể hấp thu nhiều chất này sẽ có cảm giác nôn mửa, co giật , hôn mê tim đập nhanh... thậm chí có thể dẫn tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Ảnh quantrimang.
“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam-Hinh-5
 Ở nước ta đã từng ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm tưởng cây thương lục là nhân sâm. Ảnh quantrimang.
“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam-Hinh-6
 Cây thương lục là một vị thuốc được dùng từ lâu trong y học cổ truyền phương Đông nhưng được xếp vào nhóm thuốc có độc. Ảnh quantrimang.
“Vach tran” loai cay co doc thuong bi nham voi nhan sam-Hinh-7
Cây thương lục có hoa hình chùm màu trắng, quả mọng và chín vào tháng 5 - tháng 7. Ảnh botanyvn. 

Mời quý vị xem video: Trồng cây này ngoài ban công, cả đời không lo dị ứng

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.