Ngày 24/10: Ca COVID-19 mới tăng gần 4 lần, 2 bệnh nhân tử vong

Bản tin phòng chống dịch của Bộ Y tế ngày 24/10 cho biết có 546 ca mắc COVID-19 mới, tăng gần 4 lần so với hôm qua; sau vài ngày không có ca tử vong, hôm nay ghi nhận 2 bệnh nhân ở Tây Ninh tử vong.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.497.533 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.191 ca nhiễm).
Ngay 24/10: Ca COVID-19 moi tang gan 4 lan, 2 benh nhan tu vong
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 124 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.601.089 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 47 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 36 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca
- Thở máy không xâm lấn: 1 ca
- Thở máy xâm lấn: 5 ca
- ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Ngày 23/10 ghi nhận 2 ca tử vong tại Tây Ninh.
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.161 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine COVID-19
Trong ngày 23/10 có 26.986 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 261.297.020 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 221.219.598 liều: Mũi 1 là 71.059.437 liều; Mũi 2 là 68.661.953 liều; Mũi bổ sung là 14.500.723 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.041.443 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.956.042 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.305.434 liều: Mũi 1 là 9.112.178 liều; Mũi 2 là 8.883.880 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.309.376 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.771.988 liều: Mũi 1 là 9.875.329 liều; Mũi 2 là 6.896.659 liều.

Có nên tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4?

Tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 tại nhiều tỉnh, thành phố có xu hướng chậm so với dự kiến.

Theo nhận định của Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang được kiểm soát ở mức ổn định. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng, tử vong.

Mặc dù vắc xin vẫn là biện pháp phòng dịch chủ chốt, tiến độ tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại một số tỉnh, thành hiện còn khá chậm.

Vắc xin COVID-19 nội Nanocovax và Covivac bây giờ ra sao?

Ngày 11/8, Bộ Y tế có báo cáo Chính phủ tình hình sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước. Hiện tại, cả nước có 5 ứng viên vắc xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình tiếp nhận và triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế cũng thông tin về tình hình sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước.

5 ứng viên vắc xin phòng COVID-19 đang được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng bao gồm:

Vắc xin Nanocovax: Đang trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Sau khi nhận đủ hồ sơ báo cáo cập nhật kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, Hội đồng Đạo đức Quốc gia sẽ tổ chức họp thẩm định. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ thông báo để Nhà tài trợ và Tổ chức nhận thử hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp phép.

Vac xin COVID-19 noi Nanocovax va Covivac bay gio ra sao?

Ảnh: Thanh Tùng

Vắc xin Covivac: Ngày 20/4, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã họp thẩm định đề cương nghiên cứu giai đoạn 3. Hội đồng đã xem xét hồ sơ, đề cương và có Giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu. Hiện nay, Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, các đơn vị để khi điều kiện phù hợp có khuyến cáo về hướng đi tiếp theo đối với ứng viên vắc xin Covivac.

Vắc xin ARCT-154: Ngày 20/4, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã họp đánh giá báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn I/II/IIIa/IIIb. Tổ chức nhận thử và nhóm nghiên cứu đã tiếp thu hoàn thiện hồ sơ báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I/II/IIIa/IIIb vắc xin ARCT-154 phiên bản 5.0 ngày 09/5/2022 và đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia chấp thuận bằng giấy chứng nhận. Bộ Y tế đang tiếp tục tổng hợp các tài liệu để xem xét, cấp phép lưu hành vắc xin ARCT- 154 theo quy định.

Vắc xin COVID-19 HIPRA: Đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho 256 người tình nguyện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIb với 2 liều cơ bản, dữ liệu nghiên cứu, mẫu bệnh phẩm nghiên cứu đã được chuyển về Tây Ban Nha để phân tích kết quả. Hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam vẫn đang được triển khai theo đúng đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Vắc xin S – 268019 của Shionogi: Nghiên cứu đã triển khai giai đoạn III tại 15 tỉnh. Số lượng người tham gia nghiên cứu đã tiêm mũi 1 là 9.870 người, đã tiêm mũi 2 là 9.090 người. Tổ chức nhận thử nghiệm gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Nghiên cứu đang được triển khai theo đúng tiến độ, nội dung của đề cương nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt và sẽ kết thúc vào tháng 12/2023.

Trước đó, vào ngày 28/7, Bộ Y tế đã ban hành Công văn gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh. Bộ này cũng đã xây dựng kế hoạch phân bổ vắc xin đến hết năm 2022 và kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023.

Cũng theo Bộ Y tế, cơ quan này đã trao đổi, làm việc với COVAX Fcility đề nghị viện trợ vắc xin thay thế 1,2 triệu liều vắc xin phải hủy của Việt Nam. COVAX Facility đã chấp thuận và có thư thông báo sẽ cung ứng vắc xin thay thế cho Việt Nam thông qua UNICEF.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.