Có nên tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4?

Tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 tại nhiều tỉnh, thành phố có xu hướng chậm so với dự kiến.

Có nên tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4?

Theo nhận định của Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang được kiểm soát ở mức ổn định. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng, tử vong.

Mặc dù vắc xin vẫn là biện pháp phòng dịch chủ chốt, tiến độ tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại một số tỉnh, thành hiện còn khá chậm.

Băn khoăn về mũi vắc xin thứ 4

Chia sẻ với Zing về dự định tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4, Hiếu Duy (25 tuổi, nhân viên văn phòng, sống tại Bình Thạnh) cho biết anh không nghĩ đến việc này.

Duy chia sẻ sau khi tiêm 3 mũi vắc xin, anh đã mắc COVID-19 vào tháng 3. Trong thời gian mắc COVID-19, anh có triệu chứng nhẹ, sức khỏe không bị ảnh hưởng đáng kể.

"Điều quan trọng hơn là tôi sợ phải mất 1-2 ngày sốt li bì sau tiêm vắc xin. Kể từ sau khi khỏi bệnh, trong suy nghĩ, tôi không còn thấy sợ COVID-19 nữa nên tiêm thêm mũi vắc xin, với tôi, không cần thiết", Duy chia sẻ.

Trong khi đó, Ngọc Bích (24 tuổi, sinh viên tại TP.HCM) còn khá băn khoăn trước quyết định tiêm vắc xin COVID-19. Lý do nữ sinh đưa ra là những ảnh hưởng (có thể xảy ra) sau khi tiêm với cơ thể.

"Tôi nghe các thông tin về vắc xin mRNA có thể ảnh hưởng gene nên còn nhiều lo lắng. Ngoài ra, hiện tại, tất cả trở về cuộc sống bình thường, không có dịch nên tiêm vắc xin hay không, với tôi không quan trọng lắm, tuy nhiên, tôi vẫn khuyên ông bà lớn tuổi nên tiêm vắc xin để phòng bệnh tốt hơn", Bích nói với Zing.

Co nen tiem vac xin COVID-19 mui 4?

Ngọc Bích tự vượt qua hậu COVID-19 nhờ lối sống tích cực, cô đang băn khoăn có nên tiêm mũi 4 hay không. Ảnh: NVCC.

Ngược lại, Thanh An (27 tuổi, kinh doanh tại TP Thủ Đức) đồng ý tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 khi có thông báo từ trạm y tế phường.

Nhàn cho biết cô may mắn trải qua đợt dịch ở TP.HCM và tiếp xúc một số F0 là bạn bè, người thân nhưng chưa mắc COVID-19. Một phần tạo nên sự may mắn này, theo Nhàn, chính là hiệu quả từ những liều vắc xin trước đó.

"Tôi nghĩ vắc xin theo thời gian sẽ giảm dần hiệu lực, do đó, cách vài tháng nên tiêm nhắc lại, quan trọng hơn là hiện tại vắc xin vẫn miễn phí thì không lý do gì không tiêm cả", Nhàn nói.

Nên tiêm mũi 4 hay không?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ông hiểu tâm lý phần lớn người dân hiện không còn sợ COVID-19 như trước, nhất là trường hợp tiêm 2-3 mũi vắc xin và từng nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng theo nghiên cứu khoa học, những người trên 50 tuổi nên tiêm mũi nhắc lại lần 2 (tức mũi 4), bởi nhóm này vẫn có khả năng mắc bệnh nặng, nguy cơ tử vong.

"Người trên 50 tuổi chắc chắn nên tiêm. Còn người trẻ, người dưới 50 tuổi, không có bệnh nền thì có thể cân nhắc tiêm hoặc không tiêm, nhưng theo ý kiến của tôi là nên tiêm mũi 4. Các thống kê cho thấy mũi 4 vẫn có lợi, tác dụng tăng kháng thể, bảo vệ tốt hơn. Điều quan trọng là hiện tại, vắc xin COVID-19 vẫn được khuyến khích tiêm miễn phí", PGS Dũng nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng vắc xin có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng nghĩa giảm khả năng gặp các di chứng hậu COVID-19.

"Hiện tại, chủng Omicron gần như chiếm đa số, người dân cũng không sợ COVID-19 vì triệu chứng khá nhẹ như cảm cúm. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ bị hậu COVID-19, chúng ta nên cân nhắc yếu tố này", PGS Dũng nói thêm.

Co nen tiem vac xin COVID-19 mui 4?-Hinh-2

Những người đầu tiên được tiêm vắc xin mũi 3 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), mũi nhắc lại của vắc xin COVID-19 có thể giúp tăng cường sự bảo vệ hoặc khôi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm theo thời gian sau khi tiêm liều cơ bản.

Hiện tại, nhiều quốc gia triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân. Việc này dựa trên quan điểm dù số ca tử vong và nhập viện do COVID-19 có xu hướng giảm, nhưng khả năng miễn dịch của con người theo thời gian cũng sẽ suy giảm, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Người lớn tuổi được hưởng lợi lớn từ mũi tiêm nhắc lần 2 do hệ thống miễn dịch lão hóa thường suy yếu và không tạo ra cùng một lượng hoặc cùng chất lượng kháng thể như ở người trẻ.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường có các vấn đề y tế khác, làm gia tăng nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc COVID-19.

Co nen tiem vac xin COVID-19 mui 4?-Hinh-3

vắc xin Pfizer, một trong các loại vắc xin tiêm mũi 4 cho người dân. Ảnh: Duy Hiệu.

Từ tháng 3, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa ra khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại lần 2 cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên, cũng như bất kỳ người nào bị suy giảm miễn dịch từ 12 tuổi trở lên.

Tại châu Âu, các nước Đức, Đan Mạch, Anh, Hungary, Thụy Điển… đều đã xúc tiến chiến dịch tiêm phòng mới, thậm chí xem xét mở rộng nhóm đối tượng được tiêm để ứng phó với số ca nhiễm đang tăng nhanh.

Tại châu Á, Hàn Quốc, Singapore (từ 11/6) Campuchia, Malaysia, Lào cũng có những động thái tương tự.

"Chúng ta được bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19 nặng, phòng ngừa trước nguy cơ xuất hiện mới biến thể của SARS-CoV-2, ngăn đại dịch quay trở lại khi tuân thủ đúng lịch tiêm được khuyến cáo, bao gồm cả những mũi tiêm nhắc lại", HCDC khuyến cáo.

Tại TPHCM, nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin, tạo miễn dịch bền vững cho người dân thành phố, UBND TP.HCM ký ban hành văn bản mở rộng đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4.

Trong đó, 3 nhóm được ưu tiên mũi 4 gồm:

- Người từ 50 tuổi trở lên.

- Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng.

- Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu như giáo viên, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các sở, ban, ngành thành phố, công ty, doanh nghiệp...).

Lịch tiêm mũi nhắc vắc xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo của HCDC như sau:

+ Liều nhắc lần 1 (mũi 3): Ít nhất 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

+ Liều nhắc lần 2 (mũi 4): Ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3).

*Lưu ý: Với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3, trì hoãn tiêm chủng 3 tháng kể từ ngày mắc COVID-19.

Theo cập nhật của Bộ Y tế, tính đến chiều 12/6, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 223.629.992 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.815.820 liều: Mũi 1 là 71.485.834 liều; Mũi 2 là 68.816.757 liều; Mũi 3 là 1.507.301 liều; Mũi bổ sung là 15.022.897 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.017.034 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 965.997 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.950 liều: Mũi 1 là 8.951.055 liều; Mũi 2 là 8.554.895 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.308.222 liều: Mũi 1 là 4.648.875 liều; Mũi 2 là 659.347 liều.

Giải mã công nghệ phát triển vắc xin COVID-19 đông khô siêu ổn định

Các nhà khoa học Australia cho hay đang nghiên cứu, phát triển một phương pháp sản xuất vắc xin COVID-19 đông khô, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Giải mã công nghệ phát triển vắc xin COVID-19 đông khô siêu ổn định
Giai ma cong nghe phat trien vac xin COVID-19 dong kho sieu on dinh
Trong bài viết trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học thuộc Đại học Buffalo thông tin về dự án nghiên cứu, phát triển một phương pháp sản xuất vắc xin COVID-19 đông khô.  

Ngày 29 Tết: 12.674 ca COVID-19 tại 57 tỉnh thành; giảm hơn 1.000 ca

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 31/1 của Bộ Y tế cho biết có 12.674 ca COVID-19, giảm so với ngày trước đó hơn 1.000 ca.

Ngày 29 Tết: 12.674 ca COVID-19 tại 57 tỉnh thành; giảm hơn 1.000 ca
Hà Nội tiếp tục nhiều nhất. Trong ngày có gần 5.000 bệnh nhân khỏi, 109 trường hợp tử vong, giảm so với hôm qua
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

Nhìn lại năm Tân Sửu 2021: Chính phủ và những dấu ấn đặc biệt

Một năm đầy biến động vừa khép lại với nhiều sự kiện và dấu ấn đáng nhớ rất đặc biệt.

Nhìn lại năm Tân Sửu 2021: Chính phủ và những dấu ấn đặc biệt
Nhin lai nam Tan Suu 2021: Chinh phu va nhung dau an dac biet
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, dịch bệnh, thiên tai diễn ra phức tạp, nghiêm trọng, để lại hậu quả rất nặng nề, nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, ý chí, bản lĩnh, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.