Nữ kỹ thuật viên Bệnh viện Trung ương Huế tham gia công tác xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát) |
Theo Bản tin của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 17h ngày 12/10 đến 17h ngày 13/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 3.458 ca ghi nhận trong nước (tăng 519 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.432 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.162), Bình Dương (501), Đồng Nai (486), Hà Giang (152), An Giang (121), Đắk Lắk (113), Đồng Tháp (87), Kiên Giang (76), Tiền Giang (74), Gia Lai (60), Long An (59), Bình Thuận (55), Tây Ninh (51), Trà Vinh (46), Bạc Liêu (45), Cà Mau (41), Khánh Hòa (39), Hậu Giang (31), Hà Nội (29), Quảng Nam (29), Quảng Ngãi (19), Hà Nam (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Cần Thơ (17), Vĩnh Long (15), Bình Định (13), Nghệ An (12), Bến Tre (11), Đắk Nông (9), Lâm Đồng (8 ), Quảng Trị (7), Ninh Thuận (7), Quảng Bình (7), Bắc Ninh (5), Thanh Hóa (5), Nam Định (4), Hà Tĩnh (4), Kon Tum (4), Bình Phước (3), Sơn La (3), Phú Yên (3), Thừa Thiên Huế (3), Vĩnh Phúc (2), Thái Bình (1), Ninh Bình (1), Lai Châu (1), Tuyên Quang (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-61), Bình Thuận (-17), Đồng Nai (-15).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (+152), Thành phố Hồ Chí Minh (+144), Đắk Lắk (+113).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.851 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 849.691 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.630 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 845.050 ca, trong đó có 784.469 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên.
Có 14 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (413.835), Bình Dương (223.476), Đồng Nai (56.475), Long An (33.508), Tiền Giang (14.702).
Tình hình điều trị
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.191 người.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 787.286 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.120 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ 2.821 ca; thở ôxy dòng cao HFNC 606 ca; thở máy không xâm lấn 146 ca; thở máy xâm lấn 527 ca; ECMO 20 ca.
3. Số bệnh nhân tử vong:
Trong ngày ghi nhận 106 ca tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (73), Bình Dương (18), Long An (4), Đồng Nai (4), Tiền Giang (3), Cần Thơ (1), An Giang (1), Đồng Tháp (1), Quảng Trị (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 109 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.869 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 130.784 xét nghiệm cho 339.652 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.462.833 mẫu cho 56.806.381 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 12/10 có 1.039.374 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 56.330.750 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 39.837.150 liều, tiêm mũi 2 là 16.493.600 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngành
Tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ).
Tiếp nhận 77 tủ lạnh trong tổng số 111 tủ lạnh âm sâu để bảo quản vaccine Pfizer do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ thông qua Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm giúp Việt Nam sớm kiểm soát được đại dịch, từng bước khôi phục sinh hoạt và sản xuất.
Bộ Y tế sẽ khẩn trương phân bổ số tủ lạnh này đến các địa phương, đảm bảo chất lượng, kịp thời phòng chống dịch.
Xây dựng dự thảo Quyết định hướng dẫn đối tượng xét nghiệm SAR-CoV-2 tại bệnh viện và nguồn kinh phí chi trả bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm như: người tới bệnh viện có nguy cơ cao sau khi phân luồng, sàng lọc tại cổng bệnh viện; người mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân xạ trị, bệnh nhân chạy thận nhân tạo...
Thành phố Hồ Chí Minh: Sau gần 2 tuần triển khai Chỉ thị 18 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, tình hình dịch bệnh tại Thành phố đang cơ bản từng bước được kiểm soát. Theo đó, số ca mắc mới và số ca thu dung điều trị mỗi ngày giảm ở tất cả các tầng, số ca bệnh nặng và số ca tử vong tiếp tục giảm qua nhiều ngày liên tiếp./.