Ngâm rau sống thêm thứ này đảm bảo loại hết vi khuẩn

Rau sống là món ăn quen thuộc đối với nhiều người nhưng không phải bà nội trợ nào cũng biết cách rửa rau sạch nhất, loại bỏ hết vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Những loại rau sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, xà lách, tía tô... là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Những loại rau này thường được ăn trực tiếp mà không qua chế biến nhiệt nên nguy cơ người ăn bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng cực cao.
Rau sống có thể chứa các loại ký sinh, gián sán, giun đũa... do thường bị tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi. Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán gây ra bệnh tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.
Ngam rau song them thu nay dam bao loai het vi khuan
Ảnh minh họa. 
Nhiều người có thói quen ngâm rau sống trong nước muối vì tin rằng cách này sẽ loại bỏ được chất bẩn, vi khuẩn bám trên rau. Tuy nhiên, theo chuyên gia, nước muối loãng không thể giệt trừ được giun sán có trong rau, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi. Ngược lại ngâm rau trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng, khiến mùi vị của rau bị thay đổi.
Bạn nên nhặt sạch rồi rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy nhiều lần để trứng gin sán, vi khuẩn, dư lượng hóa chất chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Đối với các loại rau có cọng là to như xà lạch, nên bỏ từng nhánh, từng lá và rửa kỹ cả hai mặt.
Một cách rửa rau sạch mà các bà nội trợ có thể tham khảo đó là sử dụng giấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, phá vỡ phấn, lông bên ngoài lá rau. Hỗn hợp giấm 10% giảm đến 90% vi khuẩn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứ nào chứng mình ngâm rau với nước giấm pha loãng có thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Sau khi ngâm trong nước giấm, bạn hãy rửa rau bằng nước sạch một lần nữa.
Ngoài ra, rau sống khi đã được rửa sạch cần phải để thật ráo nước rồi mới ăn. Ăn rau còn dính nước dễ làm đau bụng đặc biệt là đối với trẻ em và những người có hệ tiêu hóa kém.
Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Nhiều người sau khi rửa thường vẩy qua rồi ăn ngay, dễ làm đau bụng cho trẻ em hoặc những người hệ tiêu hóa yếu. Người có bệnh đại tràng không nên ăn rau sống.
Lưu ý, các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống trồng ở những vùng nước ô nhiễm hay ngập lụt thì không nên ăn.

Mẹo hay cuộc sống: Rửa rau quả sạch bay bụi bẩn, thuốc sâu

(Kiến Thức) - Bạn có thể áp dụng mẹo hay sau đây để loại bỏ tối đa bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu bám dính trên rau củ quả.
 

Meo hay cuoc song: Rua rau qua sach bay bui ban, thuoc sau
Mẹo hay để rửa sạch rau quả là ngâm vào nước vo gạo. Nước vo gạo có thể trung hòa độc tính của tàn dư thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả. (Nguồn Renegadehealth) 
Meo hay cuoc song: Rua rau qua sach bay bui ban, thuoc sau-Hinh-2
Vì vậy, sau khi vo gạo, bạn đừng vội đổ bỏ nước đi, hãy giữ lại để rửa rau quả, vừa giúp tiết kiệm nước vừa hạn chế bớt độc tố. (Nguồn Eatrightontario) 
Meo hay cuoc song: Rua rau qua sach bay bui ban, thuoc sau-Hinh-3
Ngâm rửa rau quả bằng nước muối cũng là phương pháp phổ biến được nhiều người dùng. (Nguồn Berryripe) 

5 mẹo rửa rau đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm

Nhiều loại rau bán ngoài chợ tiềm ẩn mối nguy hại từ thuốc trừ sâu. Dưới đây là 5 mẹo rửa rau đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo các nhà nghiên cứu Thụy Điển, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc điều hòa sinh trưởng của thực vật có thể tích tụ trong cơ thể người, gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.