Nga ký hợp đồng với Huawei, bức tường 5G chia đôi thế giới

Giới quan sát nhận định việc Nga ký thỏa thuận với Huawei để phát triển mạng 5G cho thấy “chiến tranh lạnh công nghệ” Mỹ - Trung Quốc sẽ càng leo thang nghiêm trọng.

Hồi giữa tuần, Huawei ký hợp đồng với MTS - nhà mạng lớn nhất nước Nga - để phát triển công nghệ 5G và xây dựng mạng lưới 5G tại Nga vào năm 2020. Trước đó, Trung Quốc cũng đã thông qua việc cấp phép sử dụng thương mại mạng 5G.

Truyền thông Trung Quốc mô tả đây là “thời kỳ mới của ngành công nghiệp viễn thông”. Tất nhiên Huawei sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch này. Tập đoàn có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết cũng đã ký hơn 45 hợp đồng thương mại 5G với 30 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhưng con số này thực ra không nhiều như Huawei kỳ vọng. Trong vòng 2 tháng qua, Nokia (Phần Lan) ký 12 thỏa thuận 5G mới so với 3 của Huawei, dù công ty Trung Quốc được đánh giá là đi đầu về công nghệ 5G và bán sản phẩm với mức giá phải chăng hơn đối thủ.

Nga ky hop dong voi Huawei, buc tuong 5G chia doi the gioi

Huawei ký thỏa thuận với nhà mạng MTS sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga hội kiến Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images. 

Thời gian qua, Huawei trở thành mục tiêu bắn phá trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đến nay, Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu đã bị bắt ở Canada, công ty này bị cấm làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ. Và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đang gây sức ép buộc các nước đồng minh tẩy chay Huawei.

5G là hệ thống tạo ra kết nối Internet với tốc độ vượt trội so với 4G, đồng thời sẽ đem lại lợi ích lớn cho những công nghệ tương lai như ôtô tự hành và nhà thông minh. Do đó, ngày càng nhiều quốc gia đầu tư xây dựng hạ tầng 5G trên quy mô lớn.

CNN dẫn lời nhà phân tích James Griffiths - tác giả cuốn The Great Firewall of China (Phòng Hỏa Trường Thành) nhận định quá trình này sẽ tạo ra một “bức màn sắt” chia rẽ thế giới. Các nước đồng minh của Trung Quốc - ví dụ như Nga - hoàn toàn không có vấn đề gì với Huawei và sẵn sàng mua phần cứng cũng như dịch vụ của hãng này.

Trong khi đó, Mỹ và một số quốc gia đồng minh - điển hình là Australia và New Zealand - quyết tẩy chay Huawei. Nhưng ở giữa, nhiều nước ở khu vực châu Âu (vốn có truyền thông thân Mỹ hơn là thân Trung Quốc) đang lưỡng lự và tính toán. Bởi cấm cửa Huawei đồng nghĩa với việc chậm triển khai mạng 5G.

Nga ky hop dong voi Huawei, buc tuong 5G chia doi the gioi-Hinh-2

Huawei đối mặt với áp lực ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phần màu đỏ là những nơi Huawei bị cấm vận và màu xanh là những khu vực tập đoàn Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ. Ảnh: CNN. 

Nhà phân tích Griffiths cho rằng ở thời điểm hiện tại, Mỹ chậm chân hơn Trung Quốc về công nghệ 5G. Tất nhiên Mỹ hoàn toàn đủ sức đuổi kịp và vượt qua Trung Quốc, nhưng điều đó cần thời gian và công sức.

Với ông Griffiths và nhiều chuyên gia, kịch bản xấu nhất là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chia rẽ hoàn toàn thế giới, buộc chính phủ các nước lựa chọn một là Washington, hai là Bắc Kinh. Khi đó, hạ tầng Internet thế hệ mới sẽ bị chia thành hai khu vực Đông - Tây.

“Tồn tại trong từng khu vực công nghệ riêng biệt không đơn giản chỉ là việc tham gia nguồn cung ứng riêng. Với các quốc gia trên thế giới, mỗi thỏa thuận kinh doanh và quyết định đầu tư đều mang tính chính trị cao”, CNN dẫn lời nhà phân tích Tim Culpan.

Chuyên gia Griffiths cho rằng sự tồn tại của 2 hoặc 3 khu vực công nghệ tách biệt sẽ dẫn tới sự hình thành của những tiêu chuẩn và quy định riêng về Internet và công nghệ tại từng khu vực đó. “Hãy nghĩ đến cuộc đối đầu giữa iOS và Android với sự cực đoan vượt xa”, ông Griffiths so sánh.

“5G với tốc độ cực nhanh được kỳ vọng sẽ đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Nhưng sự chia rẽ vì Huawei có thể khiến 5G trở thành bức tường ngăn cách 2 nửa thế giới”, ông Griffiths nhấn mạnh.

Intel và Qualcomm tiếp bước Google tẩy chay Huawei

Tiếp bước 'người khổng lồ' Google, ngày 19/5, các tập đoàn sản xuất chíp và thiết bị vi tính hàng đầu của Mỹ là Intel và Qualcomm cũng đã tuyên bố ngừng cung cấp các linh kiện và phần mềm quan trọng cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.

Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin am hiểu vụ việc cho biết các nhà sản xuất chíp điện tử hàng đầu như Intel Corp., Qualcomm Inc., Xilinx Inc. và Broadcom Inc. đã thông báo với nhân viên của họ rằng sẽ không cung cấp thiết bị cho Huawei tới khi nào có thông cáo tiếp theo.

Khi Google "cắt đứt" với Huawei, người dùng cần biết điều này

Google tạm dừng làm ăn với Huawei, một quyết định bất ngờ có thể đe dọa đến tham vọng toàn cầu của nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc.

Google, gã khổng lồ công nghệ Mỹ, đã ngừng cấp phép hệ điều hành Android cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei theo lệnh cấm thương mại từ chính phủ Mỹ. Sản phẩm của Huawei có thể tiếp tục sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở, nhưng sẽ không thể tích hợp các dịch vụ chính của Google như Play Store.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.