"Nền văn minh" 125.000 năm, không phải của con người hiện đại

125.000 năm trước, một bộ tộc bí ẩn đã khai hoang rừng rậm, xây dựng một khu định cư bền vững y hệt cách thức của con người hiện đại.

Theo Daily Mail, các bằng chứng gây sốc từ di chỉ Neumark-Nord gần Leipzig (Đức) một lần nữa cho thấy người Neanderthals không hề là một loài người man rợ như suy nghĩ trước đây. Thậm chí, họ có thể đã đạt đến phiên bản sơ khai của cái gọi là "nền văn minh" trước cả chúng ta.

Trong khi các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người hiện đại dường như chỉ mới nghĩ đến chuyện cải tạo thiên nhiên để làm nông từ sau kỷ băng hà, dấu vết tại khu rừng ở Đức cho thấy người Neanderthals đã khai hoang nó theo cách mà con người hiện đại vẫn sử dụng trong những thế kỷ trước.

Cụ thể, họ đã dùng lửa để đốt rừng và công cụ để đốn hạ các vùng rậm rạp, xây dựng một khu định cư ổn đinh suốt vài thiên niên kỷ.

Bằng chứng từ trầm tích phấn hoa mà nhóm khoa học gia từ Đại học Leiden (Hà Lan) thu thập được cho thấy thảm thực vật đã thay đổi từ rừng rậm sang thảm thực vật mở trong suốt 2.000 năm người Neanderthals cư trú.

Như vậy, đây là ví dụ cụ thể khẳng định Homo sapiens không phải những con người đầu tiên nghĩ đến chuyện cải tạo thiên nhiên để phục vụ đời sống.

Tại di chỉ, các nhà khoa học cũng thu thập được rất nhiều công cụ chất lượng cao, bao gồm các công cụ bằng đá lửa được chế tạo công phu.

Sau khi người Neanderthals rời đi, khu rừng đã phục hồi, lại dày đặc cây bạch dương. Điều này cho thấy nhiều thế hệ Neanderthals đã kiên trì với việc khai hoang, cải tạo tự nhiên để có nơi sinh sống phù hợp.

Người Neanderthals được cho là tuyệt chủng khoảng 30.000 năm trước, là một người anh em gần gũi, cùng thuộc chi Người (Homo) với người hiện đại Homo sapiens chúng ta.

Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới

Với khao khát khám phá những điều bí ẩn về các nền văn hoá, năm 1991, một nhà thám hiểm nữ đã tìm cách tiếp cận với bộ tộc biệt lập nhất trên thế giới - người Sentinel (Ấn Độ).

Madhumala Chattopadhyay đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm với mục tiêu tiếp cận với bộ lạc biệt lập này và tìm hiểu cuộc sống của những con người cô lập nhất trên thế giới. Đây là một bộ tộc nổi tiếng nguy hiểm và hiếu chiến.

Nơi kỳ quái đàn ông phải đánh nhau với sư tử mới được tán gái

Trong nền văn hoá truyền thống của bộ tộc Barabaig, những người đàn ông phải có ít nhất 1 lần ác chiến với sư tử mới có đủ điều kiện để tán tỉnh những cô gái trong làng.

Noi ky quai dan ong phai danh nhau voi su tu moi duoc tan gai

Những người đàn ông của bộ tộc Barabaig phải chiến đấu với sư tử mới có quyền tham dự lễ hội tán tỉnh tìm vợ.

Barabaig là một bộ lạc du mục của người Barabaig hiện đang sinh sống tại vùng cao nguyên miền núi lửa thuộc phía Bắc núi Hanang vùng Manyara, Tanzania. Hiện dân số của họ có khoảng 50.000 người và chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ Datooga.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.