Nơi kỳ quái đàn ông phải đánh nhau với sư tử mới được tán gái

Trong nền văn hoá truyền thống của bộ tộc Barabaig, những người đàn ông phải có ít nhất 1 lần ác chiến với sư tử mới có đủ điều kiện để tán tỉnh những cô gái trong làng.

Nơi kỳ quái đàn ông phải đánh nhau với sư tử mới được tán gái

Noi ky quai dan ong phai danh nhau voi su tu moi duoc tan gai

Những người đàn ông của bộ tộc Barabaig phải chiến đấu với sư tử mới có quyền tham dự lễ hội tán tỉnh tìm vợ.

Barabaig là một bộ lạc du mục của người Barabaig hiện đang sinh sống tại vùng cao nguyên miền núi lửa thuộc phía Bắc núi Hanang vùng Manyara, Tanzania. Hiện dân số của họ có khoảng 50.000 người và chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ Datooga.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn vùng đất nghiêm cấm phụ nữ và trẻ em bước vào

Do cuộc sống trên vùng thảo nguyên ở gần Vườn quốc gia Ruaha, nên bộ tộc Barabaig sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và chăn nuôi gia súc. Chính vì vậy, trong văn hóa của bộ tộc này, sự giàu có của cá nhân hay một gia đình được đánh giá qua việc có bao nhiêu gia súc. Đồng thời, việc đánh giá sức mạnh của đàn ông cũng phụ thuộc vào việc anh ta giỏi săn bắn đến mức nào.

Thậm chí, trong lịch sử, văn hóa truyền thống của bộ tộc Barabaig còn buộc những người đàn ông phải ác chiến với sư tử ít nhất 1 lần mới có quyền tán tỉnh những cô gái. Nhờ những cuộc đánh nhau với “lãnh chúa vùng đồng cỏ” mà không ít đàn ông đã được thưởng nhiều gia súc và phụ nữ đẹp nhất. Tuy nhiên, có nhiều người cũng phải bỏ mạng.

Cho đến này nay, do loài sư tử bị giảm sút số lượng quá nhiều cũng như chịu ảnh hưởng của nền văn minh nên rất nhiều người thuộc bộ tộc Barabaig đã bỏ truyền thống “ác chiến với sư tử mới có quyền tán gái”. Đồng thời, những tuyên truyền của cơ quan chức năng cũng giúp mọi người nhận thấy sự nguy hiểm.

Tuy nhiên, ở một số ngôi làng xa xôi, truyền thống này vẫn được giữ nguyên. Thậm chí, ngay trước ngày lễ hội tán tỉnh được tổ chức, chỉ có những người từng đàn ông được ghi nhận là có ác chiến hoặc giết chết sư tử mới được tham dự để tìm vợ.

Đến nơi người ăn thịt sống, săn bắn như thần

(Kiến Thức) - Sống bằng phương thức săn bắt và hái lượm, bộ tộc kỳ lạ người Hadza hầu như không tiếp xúc với thế giới hiện đại bên ngoài.

Đến nơi người ăn thịt sống, săn bắn như thần
Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than
 Người Hadza hay còn gọi là Hadzabe, là một nhóm sắc tộc trong cộng đồng các dân tộc phía bắc miền trung Tanzania, bộ tộc kỳ lạ này sống xung quanh hồ Eyasi ở trung tâm Thung lũng Rift, tiếp giáp với cao nguyên Serengeti. Dân số của người Hadza khoảng dưới 1000 người. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-2
 Đây là một trong những bộ tộc cổ nhất của loài người, dù tiếp xúc với thế giới hiện đại nhiều năm nay, song họ hầu như không thay đổi, vẫn giữ gìn văn hóa, nếp sống cũ, phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, chỉ săn bắn và hái lượm để sống. Chính vì vậy, đàn ông trong bộ tộc thường săn bắn cực giỏi, hiếm có loài động vật nào họ nhắm đến thoát khỏi bàn tay của họ.(Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-3
 Đặc biệt, người Hadza không có tín ngưỡng, cũng không hề sùng bái thần linh. Họ không có tộc trưởng, tù trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng, sống cuộc sống cực kỳ bình đẳng và quan hệ quần hôn. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-4
Bộ tộc này sống lang thang trên những đồng cỏ thành từng nhóm khoảng 30 đến 40 người. Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song họ không trồng trọt, chăn nuôi. Đôi lúc, họ cũng ăn thịt sống mà không qua chế biến. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-5
Hàng ngày, đàn ông đi săn, tìm mật ong và đàn bà đào củ, hái trái cây. Ăn hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Họ không thực hiện trao đổi và cũng không tích trữ bất cứ loại thực phẩm gì. Trẻ con trong bộ tộc dường như có bản năng săn bắn, hái lượm ngay từ khi còn trong bụng mẹ. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-6
 Chính phủ Tanzanie đã cố gắng tìm cách bảo tồn bộ tộc đặc biệt này trước nguy cơ tuyệt chủng bằng cách truyền bá cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không thành công. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-7
 Họ không sử dụng nhà xây do chính phủ cấp mà chỉ ở lều cỏ. Bếp ga, bếp than họ không dùng mà luôn kiên trì dành cả buổi để lấy lửa từ đá. (Nguồn Sina)

Bí ẩn bộ tộc chuyên bắt cá sấu, hà mã... để ăn

El Molo - một trong số bộ tộc ít người nhất thế giới, bộ tộc này chuyên bắt cá sấu, hà mã làm thức ăn.

Bí ẩn bộ tộc chuyên bắt cá sấu, hà mã... để ăn
Bộ tộc El Molo sống ở phía bắc Kenya của Châu Phi, tộc người này có dân số nhỏ nhất ở Kenya với 300 người. Thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ thường xuyên ở ngưỡng 45-50 độ C.
Bi an bo toc chuyen bat ca sau, ha ma... de an
Bộ tộc này chuyên săn lùng cá sấu để làm thức ăn. Ảnh: báo VTC News 
Theo các nhà khoa học, khoảng 3.000 năm trước, bộ tộc El Molo sống ở khu vực Great Lakes. Họ sống dựa vào săn bắn và trồng trọt. Tuy nhiên, khi di cư xuống vùng bắc châu Phi, gặp môi trường khô cằn, thiếu đất canh tác, nên họ đã từ bỏ thói quen trồng trọt chuyển sang săn bắn.

Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới

Với khao khát khám phá những điều bí ẩn về các nền văn hoá, năm 1991, một nhà thám hiểm nữ đã tìm cách tiếp cận với bộ tộc biệt lập nhất trên thế giới - người Sentinel (Ấn Độ).

Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới
Madhumala Chattopadhyay đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm với mục tiêu tiếp cận với bộ lạc biệt lập này và tìm hiểu cuộc sống của những con người cô lập nhất trên thế giới. Đây là một bộ tộc nổi tiếng nguy hiểm và hiếu chiến.

Đọc nhiều nhất

Tin mới