NASA mở Văn phòng Quốc phòng Hành tinh bảo vệ Trái đất

(Kiến Thức) - NASA vừa đưa ra đề án mở một Văn phòng Quốc phòng Hành tinh với sứ mệnh muốn bảo vệ Trái đất.

Văn phòng Quốc phòng Hành tinh với sứ mệnh muốn bảo vệ Trái đất này có tên viết tắt là Cơ quan PDCO, dưới sự chỉ đạo, điều phối của ban vũ trụ hành tinh Washington, DC.
“Việc thành lập Văn phòng Quốc phòng Hành tinh mở ra một kỷ nguyên chuyên sâu về sứ mệnh bảo vệ Trái đất thoát khỏi các mối đe dọa, tấn công từ không gian” – Johnson, đại diện Cơ quan NASA dẫn lời trong một thông cáo báo chí.
NASA mo Van phong Quoc phong Hanh tinh bao ve Trai dat
 
Nhiệm vụ chính:
Giám sát các dự án vũ trụ của NASA, giám sát tình hình, tần số xuất hiện các tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch bay gần Trái đất hoặc hệ Mặt trời.
Phối hợp liên hành khoa học, vũ trụ tìm giải pháp ứng phó kịp thời.
Cải thiện, mở rộng sứ mệnh khám phá không gian, bảo vệ Trái đất gồm chiến lược, giải pháp, phương tiện, công nghệ.
NASA mo Van phong Quoc phong Hanh tinh bao ve Trai dat-Hinh-2
 
Kể từ năm 1998 tới nay, đã có hơn 13.500 đối tượng bay gần và tiếp cận tới Trái đất bao gồm sao chổi, thiên thạch, các tiểu hành tinh, hiện tượng các loại sao…
Gần đây, một vụ sao nổ rơi mảnh vỡ tại Nga đang gây xôn xao dư luận nên sự ra đời của văn phòng này được đánh giá là một điều hết sức kịp thời, thực tế.

Ảnh tia gamma tuyệt đẹp từ kính viễn vọng NASA

(Kiến Thức) - Kính thiên văn Fermi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại nhiều hình ảnh tia gamma mạnh mẽ nhất.

Tia gamma là tia sáng nhất, mạnh mẽ nhất trong các vụ nổ trong vũ trụ, thường phát ra từ siêu tân tinh hoặc các hố đen siêu lớn hoặc cũng có thể có nguồn gốc từ các cơn bão dữ dội (gọi là tia gamma mặt đất). Chúng được ví như những chiếc đèn flash khổng lồ và được kính thiên văn Fermi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt được. Ảnh: kính viễn vọng Fermi.
Tia gamma là tia sáng nhất, mạnh mẽ nhất trong các vụ nổ trong vũ trụ, thường phát ra từ siêu tân tinh hoặc các hố đen siêu lớn hoặc cũng có thể có nguồn gốc từ các cơn bão dữ dội (gọi là tia gamma mặt đất). Chúng được ví như những chiếc đèn flash khổng lồ và được kính thiên văn Fermi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt được. Ảnh: kính viễn vọng Fermi. 
Ngày 14/12/2009, kính viễn vọng Fermi đi qua Ai Cập và phát hiện tia gamma từ một cơn giông ở Zambia. Tia sáng lóe lên trên đường chân trời tạo nên cảnh tượng ngoạn mục.
Ngày 14/12/2009, kính viễn vọng Fermi đi qua Ai Cập và phát hiện tia gamma  từ một cơn giông ở Zambia. Tia sáng lóe lên trên đường chân trời tạo nên cảnh tượng ngoạn mục. 
Tia gamma trên mặt đất được cho là có nguồn gốc liên quan cực mật thiết đến sấm sét. Các electron được tăng tốc khi có cơn bão, không khí mỏng, giật lên đến gần tốc độ ánh sáng. Ảnh: hình ảnh mô phỏng các electron tăng lên từ một cơn giông.
Tia gamma trên mặt đất được cho là có nguồn gốc liên quan cực mật thiết đến sấm sét. Các electron được tăng tốc khi có cơn bão, không khí mỏng, giật lên đến gần tốc độ ánh sáng. Ảnh: hình ảnh mô phỏng các electron tăng lên từ một cơn giông. 
Khi các electron gặp một nguyên tử, chúng phát ra các tia gamma, được hiển thị giống như hình ảnh này.
Khi các electron gặp một nguyên tử, chúng phát ra các tia gamma, được hiển thị giống như hình ảnh này. 
Rất hiếm trường hợp các tia gamma di chuyển gần bằng tốc độ ánh sáng sẽ trượt qua một nguyên tử, đi qua vỏ điện từ của nó, và biến thành một cặp hạt.
Rất hiếm trường hợp các tia gamma di chuyển gần bằng tốc độ ánh sáng sẽ trượt qua một nguyên tử, đi qua vỏ điện từ của nó, và biến thành một cặp hạt. 
Các tia gamma đi theo đường thẳng, nhưng các hạt tích điện xoắn ốc dọc theo các đường từ trường của Trái đất, đó là nguyên nhân kính viễn vọng Fermi có thể phát hiện tia gamma sáng.
Các tia gamma đi theo đường thẳng, nhưng các hạt tích điện xoắn ốc dọc theo các đường từ trường của Trái đất, đó là nguyên nhân kính viễn vọng Fermi có thể phát hiện tia gamma sáng. 
Các hạt năng lượng cao di chuyển dọc theo dòng từ trường.
Các hạt năng lượng cao di chuyển dọc theo dòng từ trường. 
Kính viễn vọng Fermi chuyển màu hồng khi tia gamma tạo thành đèn flash rọi vào.
Kính viễn vọng Fermi chuyển màu hồng khi tia gamma tạo thành đèn flash rọi vào. 
Minh họa cho thấy sự hình thành tia gamma từ một cơn bão dữ dội trên Trái đất với (màu đỏ tươi) và các electron năng lượng cao (màu vàng).
Minh họa cho thấy sự hình thành tia gamma từ một cơn bão dữ dội trên Trái đất với (màu đỏ tươi) và các electron năng lượng cao (màu vàng).

Ấn tượng chùm ảnh mới nhất về sao Diêm Vương

Mới đây, NASA công bố  nhận được loạt ảnh mới nhất gửi về từ phi thuyền thám hiểm sao Diêm Vương New Horizons.

An tuong chum anh moi nhat ve sao Diem Vuong
 Không quá khó hiểu khi những hình ảnh này giờ đây mới được công bố bởi New Horizons, bởi phi thuyền này phải gửi những file ảnh dữ liệu có dung lượng và độ phân giải cao, chưa kể chúng phải trải qua một chặng đường dài tới hàng tỷ km mới về tới Trái Đất. Bức hình mới nhất này được chụp từ khoảng cách 1610 km, tính từ mặt xích đạo của sao Diêm Vương tới phi thuyền New Horizons.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.