Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu của nữ trí thức

Sáng 6/4, Hội thảo “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức để phát triển đất nước: Thực trạng và Giải pháp” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Hội thảo “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức để phát triển đất nước: Thực trạng và Giải pháp” do Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức. Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam từ nhiều cơ quan và địa phương trên cả nước.
Nang cao hieu qua ung dung ket qua nghien cuu cua nu tri thuc
 PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, khoa học và công nghệ là 1 trong 8 lĩnh vực của mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Hiện nay, số lượng nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có sự gia tăng (chiếm khoảng 46% tổng số nhân lực nghiên cứu phát triển của cả nước). Phụ nữ ngày càng có những đóng góp lớn lao trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - đơn vị nghiên cứu hàng đầu cả nước về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ, là cái nôi nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng của không ít các nhà khoa học nữ đã vinh dự được nhận các giải thưởng cao quý. Việc đánh giá đúng, đặt trọng trách và tôn vinh các nhà khoa học nữ không chỉ là sự ghi nhận những đóng góp cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ mà còn góp phần tạo cảm hứng cho các nhà khoa học tiếp tục vươn lên trên con đường phát triển khoa học công nghệ.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự tập trung ý kiến thảo luận nhiều nhất vào việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống để phát triển đất nước; chia sẻ những kết quả, kinh nghiệm và bài học trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Đồng thời khẳng định vai trò và những đóng góp của Nữ trí thức Việt Nam trong việc đưa ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế xã hội.
Nang cao hieu qua ung dung ket qua nghien cuu cua nu tri thuc-Hinh-2
 GS.TS. Đặng Kim Chi, Hội Nữ trí thức Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.
GS.TS. Đặng Kim Chi, Hội Nữ trí thức Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nam giới làm khoa học đã khó, phụ nữ lại khó gấp bội lần. Bởi phụ nữ, để giữ được hạnh phúc gia đình đồng thời thỏa mãn được đam mê khoa học của mình họ phải cân bằng giữa công việc và gia đình. Mà không phụ nữ nào muốn đánh đổi hạnh phúc và sự bình yên của gia đình vì các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường và ngược lại …vì vậy cần có sự động viên khuyến khích tạo điều kiện cho các cán bộ khoa học nữ tham gia nghiên cứu khoa học.
GS.TS Đặng Kim Chi kiến nghị, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong triển khai các hoạt động/Dự án/Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) nắm bắt công nghệ lõi, phát triển công nghệ mới. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; điều chỉnh thống nhất các quy định, văn bản pháp lý liên quan thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ như: Luật KH&CN, Luật chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ...
Cần có chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu về phát triển bền vững, áp dụng thành công và hiệu quả kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, khuyến khích các nhà khoa học nữ, nữ trí thức tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Tạo điều kiện cho các nhà khoa học nữ tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ bảo vệ môi trường, tổ chức giao lưu, kết nối trao đổi các kinh nghiệm nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung và nghiên cứu khoa học và công nghệ bảo vệ môi trường nói riêng nhằm tạo mạng lưới các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau có điều kiện hợp tác, (ví dụ hoạt động của Hội nữ trí thức và các thành viên hoạt động liên kết các viện nghiên cứu và các trường đại học) thông qua các hội thảo khoa học, các giải thưởng khoa học động viên các nhà Khoa học nữ và cũng như điều kiện cho các nhà khoa học nữ hoạt động tiếp xúc với địa phương nhằm tìm hiểu và phát hiện các vấn đề môi trường cần nghiên cứu và giải quyết nhằm phát triển bền vững đất nước.
“Các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ nói chung và lĩnh vực bảo vệ Môi trường nói riêng của các nữ trí thức, nhà khoa học nữ trong thời gian qua là rất có ý nghĩa và rất cần được khuyến khích. Các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ do nữ trí thức tham gia, đặc biệt trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công và có ý nghĩa thực tế nếu được tạo điều kiện tốt nhất vượt qua các trở ngại, thách thức và có các giải pháp về chính sách phù hợp nhằm phát huy nội lực của nữ trí thức Việt Nam, GS.TS Đặng Kim Chi nhấn mạnh.
Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Vũ Thị Thu Lan cho hay, các ứng dụng những kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Viện Hàn lâm hiện chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của cơ quan nghiên cứu đa ngành hàng đầu quốc gia về khoa học và công nghệ. Sự khác biệt giữa các chế tài trong hệ thống luật của Việt Nam là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Việc thiếu các quy định cụ thể, rõ ràng trong việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đã dẫn đến vướng mắc trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tiềm ẩn những tranh chấp pháp lý khi triển khai thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Điều này còn cản trở hoạt động của các tổ chức trung gian làm cầu nối cho chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Nang cao hieu qua ung dung ket qua nghien cuu cua nu tri thuc-Hinh-3
 Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam.
GS.TS Vũ Thị Thu Hà kiến nghị, khi xây dựng chính sách khoa học và công nghệ phải dựa trên những đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, phải thừa nhận “rủi ro” là đặc thù của hoạt động này. Cần hiểu biết sâu sắc hơn về những khó khăn trong quá trình ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong “vùng đệm” (hoàn thiện công nghệ, sản phẩm, thương mại hóa thử nghiệm...)...
Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam Lê Thị Hợp cho biết, Hội thảo: “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Nữ tri thức để phát triển đất nước: Thực trạng và Giải pháp” đã khẳng định được vai trò và những đóng góp của Nữ trí thức Việt Nam trong việc đưa ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHCN vào sản xuất và đời sống; Đã đánh giá được những khó khăn, thuận lợi trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ cũng như đưa kết quả nghiên cứu KH vào cuộc sống.
Hội Nữ trí thức Việt Nam sẽ tổng hợp để kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức vào sản xuất và đời sống.

PGS. TS Hoàng Thị Thu Hà: Người coi vi khuẩn là của hồi môn

Từng nghĩ mình chỉ phù hợp với nghề giáo viên, nhưng rồi PGS TS Hoàng Thị Thu Hà đã trở thành nhà khoa học về công nghệ vi sinh với niềm say mê đặc biệt dành cho việc nghiên cứu thế giới vi sinh vật.
 
 

Một trong những công trình nổi bật là áp dụng tiêm vắcxin ho gà vô bào cho phụ nữ mang thai để bảo vệ trẻ ngay từ phút lọt lòng mẹ. Đó là Phó Giáo sư - tiến sỹ (PGS-TS) Hoàng Thị Thu Hà - Trưởng khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhà khoa học nữ duy nhất được đề cử giải Tạ Quang Bửu 2017.

PGS-TS-NGƯT Trần Hữu Tá qua đời

Gia đình PGS-TS-NGƯT Trần Hữu Tá xác nhận ông đã qua đời lúc 20 giờ ngày 27-11 (nhằm ngày mùng 4 tháng 11 năm Nhâm Dần), hưởng thọ 86 tuổi.

"Bố tôi qua đời vào lúc 20 giờ ngày 27-11 tại nhà riêng. Linh cữu sẽ được quàn tại chùa Xá Lợi vào ngày 28-11. Thông tin tang lễ hiện vẫn chưa có" – con trai PGS-TS-NGƯT Trần Hữu Tá thông tin với Báo Người Lao Động vào lúc 22 giờ 40 phút cùng ngày.

PGS-TS-NGUT Tran Huu Ta qua doi

PGS.TS Đoàn Thị Thái Yên: Tâm huyết đèn tảo thay cây xanh trong nhà

Chiếc đèn tảo có tên Aloxy do PGS.TS Đoàn Thị Thái Yên và cộng sự phát triển có khả năng loại bỏ được bụi mịn và CO2, đồng thời sinh ra lượng oxy có thể thay thế cho cây xanh trong nhà.

“Trồng cây nhân tạo”
Tại các hội nghị kết nối, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học, nhiều người không thể không chú ý đến một sản phẩm có dạng ống hình trụ, bên trong chứa đầy dung dịch nước màu xanh lá cây và tỏa ra ánh sáng dịu mát. Thiết bị gây tò mò ấy chính là đèn tảo sinh học do nhóm của PGS.TS Đoàn Thị Thái Yên (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Aloxy phát triển.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.