Nam thanh niên thấy mắt mờ... đi khám phát hiện mắc bệnh giang mai

Có cảm giác chói mắt, đau quanh mắt, không nhìn thấy rõ, kèm theo xuất hiện nốt đỏ ở mặt và thân mình, nam thanh niên đi khám phát hiện mắc giang mai.

Mới đây, Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã tổ chức Hội nghị khoa học Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Báo cáo tại hội nghị, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh Thơ - Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TP HCM - cho biết, giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thời gian gần đây, bệnh nhân đến khám, điều trị giang mai đang có xu hướng tăng, trong đó có người bị giảm thị lực, mù mắt.
Điển hình nam thanh niên 24 tuổi, (Gò Vấp, TP HCM), có quan hệ đồng giới. Theo chia sẻ của bệnh nhân, khoảng một tuần gần đây, anh có cảm giác chói mắt và đau quanh mắt, sau đó thì không nhìn thấy rõ, kèm theo xuất hiện nốt đỏ ở mặt và thân mình.
Khi đi khám chuyên khoa mắt, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán viêm màng bồ đào trái, chuyển đến Bệnh viện Da Liễu TP HCM. Các bác sĩ ở bệnh viện cho chỉ định xét nghiệm và có kết quả huyết thanh học giang mai dương tính.
Nam thanh nien thay mat mo... di kham phat hien mac benh giang mai
Thời gian gần đây, bệnh nhân đến khám, điều trị giang mai đang có xu hướng tăng, trong đó có người bị giảm thị lực, mù mắt. Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet 
Trường hợp khác bệnh nhân nam 43 tuổi (quê Long An) có quan hệ đồng giới và đang điều trị nhiễm HIV. Trước đó, anh phát hiện thấy mắt mờ dần đi trong 3 tuần, rồi nổi đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân. Tại cơ sở y tế ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng bồ đào cả 2 mắt.
Khi chuyển đến Bệnh viện Da Liễu TP HCM, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị bệnh giang mai qua kết quả xét nghiệm huyết thanh học dương tính.
Gần nhất là trường hợp của một bệnh nhân hơn 20 tuổi, có quan hệ đồng tính và nhiễm HIV, cũng bị phát hiện bị giang mai mắt vào tháng 10, qua các biểu hiện viêm màng bồ đào. Đáng chú ý, bệnh nhân có triệu chứng mất thị lực hoàn toàn ở cả hai bên mắt, nguy cơ mù vĩnh viễn.
Viêm màng bồ đào thường gặp nhất trong bệnh giang mai mắt. Có đến 50% ở những bệnh nhân giang mai mắt đồng nhiễm HIV.
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidium gây ra. Nó có thể lây nhiễm các bộ phận của cơ thể. Người mắc giang mai thường có các cục u hoặc vết loét kích thước nhỏ đến trung bình ở vùng sinh dục và miệng. Qua thời gian, phát ban có thể lan rộng khắp cơ thể, bao gồm cả tay và chân.
Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, các tổn thương có thể phát triển biến chứng ở tim, não và các bộ phận khác của cơ thể, gây tổn thương vĩnh viễn. Giang mai mắt là biểu hiện hiếm gặp của bệnh giang mai.
Thống kê tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, từ năm 2017 đến nay, đơn vị phát hiện 5 trường hợp giang mai mắt. Trong đó, có 3 trường hợp đồng nhiễm HIV, 4 trường hợp được xác định trong nhóm quan hệ đồng giới nam (MSM).
Qua những trường hợp trên, BS khuyến cáo khi chẩn đoán mắc bệnh giang mai hoặc nghi ngờ, người bệnh nên khám toàn diện các triệu chứng về mắt, thần kinh. Đồng thời, người bệnh nên tầm soát các bệnh lý lây qua đường tình dục khác như HIV, lậu, sùi mào gà… đặc biệt là những người có quan hệ tình dục đồng giới, lưỡng giới và chuyển giới.
"Không nhận ra các biểu hiện ở mắt của bệnh giang mai, hoặc điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến mất thị giác không hồi phục, hay mù hoàn toàn", bác sĩ Thơ nói.

Sốc: Bé 1 tháng tuổi đã mắc giang mai... nguyên nhân, cách phòng ngừa?

(Kiến Thức) - Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ (Yên Bái) vừa tiếp nhận bệnh nhi 1 tháng tuổi được chuyển từ tuyến dưới trong tình trạng khó thở, bụng chướng, vết loét ở chân, mông. Sau đó, bé được xác định mắc giang mai bẩm sinh.

Bé 1 tháng tuổi bị nghi ngờ mắc giang mai bẩm sinh, các bác sĩ đã tư vấn làm xét nghiệm, kết quả cả bệnh nhi và mẹ đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
Soc: Be 1 thang tuoi da mac giang mai... nguyen nhan, cach phong ngua?
Vét loét ở chân trẻ do nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Ảnh: VTV. 

Sau 1 tuần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu và truyền máu, trẻ đã tiến triển tốt: Bú được, da hồng hào, hết khó thở, bụng hết tuần hoàn bàng hệ, gan lách đã nhỏ lại. Bệnh nhi sẽ được xuất viện trong những ngày tới.

Theo bác sĩ Mai Hồng Tình, Khoa Nhi, giang mai bẩm sinh là bệnh xảy ra khi người mẹ mắc giang mai truyền bệnh cho con trong thai kỳ. Tùy mức độ nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ sang thai nhi mà có thể gặp: Nặng là sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, nhiễm khuẩn và trẻ có thể tử vong; Nhẹ hơn là trẻ sinh ra có vẻ bình thường sau dần xuất hiện tổn thương các cơ quan: mắt, tai, xương... nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh giang mai lây từ mẹ sang con xảy ra từ tháng thứ 4 và 5 của thai kỳ bởi khoảng thời gian này nhau thai cho phép máu của người mẹ dễ dàng trao đổi với máu của thai nhi, chính điều này đã tạo cơ hội để xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu rốn và lây bệnh.

Phòng chống giang mai ở thai nhi

Để phòng ngừa giang mai bẩm sinh ở trẻ, bố mẹ cần thực hiện tình dục an toàn: chung thủy một vợ, một chồng; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không an toàn. Cách thực hành tình dục an toàn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh giang mai.

Soc: Be 1 thang tuoi da mac giang mai... nguyen nhan, cach phong ngua?-Hinh-2
Trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh do nhiễm trùng từ người mẹ mắc bệnh giang mai truyền qua nhau thai hoặc lây truyền qua đường sinh nở. Ảnh: Vimec. 

Cặp đôi chết khiếp khi món ăn dính máu đầu bếp mắc bệnh kinh dị

Khi ăn được nửa bữa, cặp đôi phát hiện trong bát canh có một miếng dán băng bó (urgo) dính máu. Vị đầu bếp thực hiện món ăn lại mắc bệnh giang mai.

Sự việc hy hữu xảy ra ở Phổ Ninh, Quảng Đông, Trung Quốc. Vài ngày trước, cô Trần cùng chồng đến một nhà hàng nổi tiếng ở địa phương dùng bữa. Không ngờ, khi ăn được nửa bữa lại phát hiện trong bát canh có một miếng dán băng bó (urgo) dính máu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.