Năm 2029, tiểu hành tinh 'Thần Hỗn loạn' sẽ áp sát Trái Đất

Tiểu hành tinh này sẽ áp sát Trái Đất ở khoảng cách cực gần đến mức gây ra động đất mạnh trên chính nó bởi lực hấp dẫn từ Trái Đất.

Được đặt theo tên của Apep, vị thần hỗn loạn của Ai Cập cổ đại, Apophis là một tiểu hành tinh dài 1.100 foot (340 mét), có hình giống như một hạt đậu phộng.
Mặc dù một vụ va chạm với một tảng đá vũ trụ có kích thước như vậy sẽ không hủy diệt hành tinh của chúng ta, nhưng nó có thể dễ dàng phá hủy một thành phố.
Khi Apophis được phát hiện vào năm 2004, các nhà thiên văn học đã tính toán rằng nó có thể đi qua cực kỳ gần Trái đất vào năm 2029.
Nam 2029, tieu hanh tinh 'Than Hon loan' se ap sat Trai Dat
 Thần hỗn loạn - Apophis sẽ áp sát trái đất ở khoảng cách cực gần vào năm 2029. Ảnh minh họa:  JuanCi/Gently Images 
Các quan sát chi tiết hơn vào năm 2021 đã cho phép các nhà khoa học xác định đường đi của Apophis với độ chính xác cao hơn, cho thấy rằng nó có ít khả năng va vào Trái đất hơn so với ước tính ban đầu của các nhà nghiên cứu.
Hiện tại, Apophis được dự đoán sẽ di chuyển gần tới 20.000 dặm (32.000 km) đến Trái đất vào ngày 13 tháng 4 năm 2029, đưa nó đến gần hơn một số vệ tinh nhân tạo.
Với khoảng cách đó, Apophis có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Trái Đất vào năm 2029. Nhưng bản thân tiểu hành tinh này sẽ ra sao sau cuộc chạm trán gần này?
Câu hỏi đó đã thu hút Ronald-Louis Ballouz , một nhà khoa học nghiên cứu tiểu hành tinh tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ). Ballouz đã nói với Live Science trong một email rằng các thiên thạch nhỏ liên tục bắn phá bề mặt tiểu hành tinh trong một quá trình gọi là phong hóa không gian.
Tuy nhiên, Ballouz nói thêm rằng các nhà thiên văn học từ lâu đã thấy rằng các tiểu hành tinh bay gần các hành tinh như Trái đất thường không có bề mặt phong hóa.
Ballouz cho biết cơ chế vật lý chính xác loại bỏ bằng chứng về sự phong hóa vẫn chưa được biết rõ. Một khả năng là lực hấp dẫn của một hành tinh kéo các tảng đá trên bề mặt của một tiểu hành tinh, đẩy chúng ra xa và để lộ lớp bên dưới.
Để kiểm tra giả thuyết này, Ballouz và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tạo ra các mô hình tính toán của Apophis. Rất ít đặc điểm vật lý của tiểu hành tinh này được biết đến, vì vậy các nhà nghiên cứu đã dựa các mô hình của họ trên một tiểu hành tinh hai thùy tương tự, Itokawa , đã được nghiên cứu chi tiết hơn. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng chuyển động của từng mô hình hướng về Trái đất, theo dõi cả những thay đổi vật lý ở quy mô lớn và nhỏ.

7 tiểu hành tinh 'nhăm nhe' Trái đất, NASA 'canh gác' ngày đêm

Trong nỗ lực ngăn chặn những vụ va chạm thảm khốc, NASA đã và đang theo dõi chặt chẽ các tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất.

7 tieu hanh tinh 'nham nhe' Trai dat, NASA 'canh gac' ngay dem
1. Apophis: Apophis, được phát hiện vào năm 2004, là một trong những tiểu hành tinh được chú ý nhiều nhất. Với đường kính khoảng 340 mét, nó từng gây lo ngại lớn khi dự đoán rằng có thể va chạm với Trái đất vào năm 2029. Mặc dù các phân tích sau này đã loại bỏ nguy cơ va chạm trong năm đó, Apophis vẫn tiếp tục được theo dõi vì có khả năng quay lại gần Trái đất vào năm 2036 và 2068. (Ảnh: ThoughtCo) 
7 tieu hanh tinh 'nham nhe' Trai dat, NASA 'canh gac' ngay dem-Hinh-2
2. Bennu: Bennu là một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 500 mét, với khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất vào cuối thế kỷ 22. Bennu là mục tiêu của sứ mệnh OSIRIS-REx của NASA, trong đó một tàu vũ trụ đã thu thập mẫu đất từ tiểu hành tinh này và mang về Trái đất vào năm 2023. Việc nghiên cứu Bennu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về khả năng va chạm mà còn cung cấp thông tin quý giá về nguồn gốc của hệ Mặt Trời. (Ảnh: Universe Space Tech)  

Lộ diện hố thiên thạch lớn nhất hệ Mặt Trời

Hố thiên thạch này là kết quả va chạm của một tiểu hành tinh có đường kính 300 km, lớn hơn 20 lần so với tiểu hành tinh đã gây ra sự tuyệt chủng của khủng long.

Lo dien ho thien thach lon nhat he Mat Troi
Các nhà khoa học phát hiện một hố thiên thạch lớn nhất trong hệ Mặt Trời trên Ganymede, mặt trăng lớn của Sao Mộc, với đường kính lên tới 1.600 km. (Ảnh: NASA) 

Tiểu hành tinh đi vào bầu khí quyển Trái Đất và bốc cháy

Mới đây, một tiểu hành tinh nhỏ có tên 2024 RW1 đã bốc cháy khi vào bầu khí quyển Trái Đất, tạo thành quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời phía bắc Philippines.

Tieu hanh tinh di vao bau khi quyen Trai Dat va boc chay
Phát hiện bởi Đài quan sát Catalina Sky Survey của NASA, tiểu hành tinh này hoàn toàn bị thiêu rụi trong quá trình tiếp xúc với bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh: Global Village space) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.