Chân giò là một trong những phần thịt của ngon nhất của con lợn. Thịt chân giò có thể đem luộc, hầm, làm giả cầy, làm món chạo, giăm bông.. đều rất ngon. Con lợn có 4 phần thịt chân giò, gồm 2 phần chân trước và 2 cái sau. Nhiều nhiều không biết rằng chân giò trước và sau có sự khác biệt, độ ngon cũng không giống nhau.
Thông thường, chân trước của con lợn hoạt động nhiều hơn chân sau vì thế nó có nhiều gân hơn, thịt mỏng và ít hơn chân sau nhưng bù lại hương vị lại thanh, ngọt và giòn hơn. Phần thì chân giò trước thích hợp để nấu các món như luộc, hầm, giả cầy, làm các món chạo...
Trong khi đó, phần chân sau của lớn thường ít hoạt động hơn nên ít cơ, to, nhiều thịt và cũng nhiều mỡ hơn, phân bổ đều trên bề mặt. Do có nhiều thịt nạc hơn nên phần này có thể dùng để xào, kho, làm thịt băm, nấu cháo.. đều được.
Sự khác biệt giữa thịt chân giò trước và thịt chân giò sau là phần cơ của thịt chân giò trước nhiều hơn, còn chân sau nhiều thịt hơn. Tùy vào ý định nấu món gì mà bọn có thể chọn phần thịt phù hợp. Xét về hương vị, chân giò trước thường cho vị ngọt, thanh hơn nên giá cũng có thể đắt hơn thịt chân sau.
Thịt chân giò ngâm mắm
Nguyên liệu: Thịt chân giò, tỏi, ớt, nước mắm ngon, đường, nước, tiêu xay, bột nêm, hành khô.
Cách làm
Cho 450ml nước nắm, 400 gram đường, 200ml nước vào nồi và khuấy đều cho đường tan. Bật bếp đun cho đến khi hỗn hợp nước mắm sôi 2-3 phút thì tắt bếp. Nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị của gia đình. Để hỗn hợp mắm đường nguội rồi cho tiêu xay, ớt tươi, tỏi (bóc vỏ, để nguyên tép).
Thịt chân giò rửa sạch, cuộn lại rồi dây buộc vòng quanh miếng thịt cho chặt. Cách này giúp miếng thịt khi thái ra có hình tròn, trông đẹp mắt.
Bỏ thịt vào nồi, đổ ngập nước và luộc sơ. Nước sôi thì tắt bếp và bỏ nước đi. Lấy nước mới đổ vào nồi và cho hành khô đập dập, thêm chút bột nêm, gia vị vào và luộc thịt trong khoảng 25-30 phút. Tùy theo kích thước của miếng thịt chân giờ mà bạn căn chỉnh thời gian luộc cho phù hợp. Khi thịt chín, gắp thịt ra và thả ngay vào tô nước lọc để thịt nguội hẳn.
Chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch, để khô ráo. Cho miếng thịt vào lọ. Sau đó đổ nước mắm, ớt, tỏi đã chuẩn bị vào. Đậy kín nắp lọ và ngâm từ 2-3 ngày. Bảo quản thịt trong ngăn mát tủ lạnh để cho thịt ngấm gia vị.
Khi ăn thì lấy thịt chân giò ra thái miếng mỏng và xếp ra đĩa là có thể thưởng thức ngay.
Chạo chân giò
Nguyên liệu: 500 gram thịt chân giò, 150 gram riềng, 4-5 củ sả, 3-4 quả khế chua, 20g vừng rang, 4-5 lá chanh, ớt, tỏi, muối, đường. Rau ăn cùng gồm có lá sung, lá đinh lăng hoặc lá mơ, rau thơm các loại.
Cách làm
Thịt chân giò rửa sạch sau đó đem thui vàng. Ngon nhất là thui bằng rơm. Nếu không có rơm thì bạn có thể thui miếng thịt trên bếp lửa cho các mặt vàng là được.
Sau khi thui, đem miếng thịt rửa lại cho sạch.
Chuẩn bị một chiếc chảo. Bỏ một phần riềng thái lát và sả cắt khúc vào lót dưới đáy chảo. Bỏ thịt đã làm sạch vào áp chảo. Đun với lửa nhỏ khoảng 15-20 phút. Khi thịt chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện với mùi của sả, riềng thì tắt bếp.
Riềng rửa sạch cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay nhỏ.
Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh và thái lát mỏng.
Ớt rửa sạch, cắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ.
Thịt chân giò thái thành miếng mỏng.
Cho thịt vào tô lớn, bỏ khế vào bóp cùng thịt để vị chua của khế ngấm vào thịt. Sau đó cho riềng, ớt vào trộn đều. Cuối cùng rắc vùng rang, lá chanh thái chỉ lên và trộn đều.
Pha nước chấm: Cho 3 tép tỏi, 1 trái ớt, 1 thìa canh đường vào cối giã nhuyễn. Cho thêm 1,5 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước cốt chanh vào khuấy đều và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Múc nước chấm ra bát.
Chạo chân giò ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng hoặc lá mơ và các loại rau thơm khác. Ngoài nước mắm chua ngọt, bạn có thể chấm chạo cùng tương bần cũng rất ngon.