Tỏi mọc mầm có thể chống ung thư
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Trong tỏi mọc mầm chứa nhiều hợp chất ức chế sự hoạt động của các tế bào gây ung thư.
Nguyên nhân là trong quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical - một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn. Đồng thời, khi bạn ăn tỏi mọc mầm cũng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch
Nếu bạn thường xuyên ăn mầm tỏi, đặc biệt là tỏi mọc mầm 5 ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe khi hệ miễn dịch của bạn kém hoặc khi bạn bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp...
Giúp bạn ngăn ngừa lão hoá
Trong tỏi mọc mầm có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.
Thêm vào đó, tỏi mọc mầm cũng giống như các loại hạt, đậu đỗ, gạo và ngũ cốc, tỏi càng già thì giá trị dinh dưỡng càng cao.
Giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ
Khi bạn thường xuyên ăn tỏi mọc mầm sẽ giúp cơ thể được cung cấp một hàm lượng chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu tụ đông. Thêm vào đó, thì chất nitrit có trong những nhánh tỏi sẽ làm cho giãn nở các động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song giúp chống lại được các cơn đột quỵ.
Những người không nên ăn tỏi
Tuy tỏi, tỏi mọc mầm rất tốt cho sức khỏe nhưng có những đối tượng này không nên sử dụng. Những người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bởi nếu bạn ăn tỏi có tính cay nóng sẽ làm cho bệnh tình thêm nặng.
Người nóng trong mụn nhọt: Do tỏi có tính cay nóng nên những người đang sốt, nóng trong người, hoặc nổi mề đay, rôm sảy không nên ăn.