Mới cưới được 3 tháng, chồng liên tục đòi trả vợ về nơi sản xuất

Tôi thắc mắc tại sao vừa mới cưới chưa được bao lâu chồng đã đẩy tôi về ngoại, anh không muốn tôi ở nhà anh hay sao? Hay anh nghe bố mẹ chê trách tôi điều gì không vừa lòng?

Vợ chồng tôi trước đây ở cùng xóm trọ, yêu nhau được 7 năm thì cưới. Chúng tôi cưới trước kế hoạch vì tôi lỡ có bầu. Ngày biết tin có em bé, tôi hoang mang, không biết làm thế nào trong khi anh như trúng số. Anh đưa tôi về ra mắt, xin cưới luôn. Thật may bố mẹ anh không khó khăn gì chuyện bầu trước nên vui vẻ chấp nhận, phần cũng vì anh là con một lại lớn tuổi, bố mẹ mong có cháu lâu rồi. 

Kết hôn chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng, chồng tôi là dân công trình nên đi công tác suốt. Đúng đợt tôi bầu bí, về làm dâu nhà anh thì anh lại nhận dự án công tác 3 tháng. Xa chồng, tôi ở nhà với bố mẹ chồng nhiều cái bất tiện, không thoải mái. Bố mẹ kỹ tính, sạch sẽ trong khi tôi lại tuềnh toàng, cái gì làm cũng dở. Tôi làm gì mẹ cũng chê, mẹ phải dạy tôi từ việc nấu nướng, đi chợ ra sao. 

Nhiều khi bầu bí, nghén mệt tôi xin mẹ lên phòng nghỉ thì bà lại bảo: "Càng nằm càng mệt, dậy làm hoạt động chân tay mới khoẻ được. Trước mẹ bầu, đi ra đồng làm ầm ầm, có ốm gì đâu". Mẹ nói vậy, tôi chẳng thể cãi được. Nhưng mỗi thời một khác, sao so sánh được chứ. Bữa cơm trong gia đình, tôi cũng không được ăn món mình thích. Lắm khi nhìn mâm cơm tôi đã sợ, không muốn ăn mà vẫn phải cố ăn cho xong bữa.

Moi cuoi duoc 3 thang, chong lien tuc doi tra vo ve noi san xuat

Xa nhà, chồng gọi điện về cho tôi liên tục. Anh bảo tôi về ngoại ở đi, anh gọi cho ông bà ngoại rồi.  Nhiều lúc nghe chồng nói thế tôi cứ oà lên khóc vì tủi thân, vì cô đơn. Anh đành nói thật lý do muốn trả tôi về "nơi sản xuất" càng sớm càng tốt:

"Em đang bầu bí, anh lại không có nhà. Một mình em ở nhà chồng, bố mẹ anh lại khó tính em sao thoải mái dưỡng thai được. Em về ngoại là tốt nhất, anh cũng yên tâm làm ăn. Bố mẹ không cho về, em cứ về có gì anh chịu. Con và em là quan trọng nhất. Ở nhà chồng mà khổ quá, suốt ngày khóc và áp lực thì cứ về nhà mình".

Nghe những lời chồng nói tôi oà khóc nức nở, chưa bao giờ tôi nghĩ anh lại hiểu cho tôi nhiều đến thế. Đúng là bố mẹ chồng khó tính, nhưng cứ làm theo ý mình tôi sợ ông bà giận, vì nhà chồng còn ở lâu dài với nhau. Hôm sau tôi xuống thưa chuyện với bố mẹ chồng, họ thở dài bảo: "Tuỳ con! Con coi đây là nhà trọ thì cứ đi".

Mẹ nói thế sao tôi dám rời đi chứ, tôi tâm sự với chồng, anh bảo tôi cứ về. Bố mẹ giận vài bữa lại thôi. Mấy hôm nữa anh về, anh sẽ đón tôi về nhưng chúng tôi sẽ ra ngoài ở riêng để hạn chế va chạm với bố mẹ. Anh xin lỗi tôi vì nên lường trước được việc này và không nên để tôi bầu bí một mình như thế. Tôi chỉ biết khóc, khó xử giữa việc đi hay ở làm sao cho trọn đạo nghĩa, mình lại thoải mái dưỡng thai đây?

(Xin giấu tên)

Đặt gạch từ năm 3 tuổi, 23 năm sau cưới được vợ xinh như hoa

“Đánh dấu chủ quyền” bằng một nụ hôn từ năm 3 tuổi, anh chàng đã cưới được bạn gái thanh mai trúc mã sau 23 năm.

Dat gach tu nam 3 tuoi, 23 nam sau cuoi duoc vo xinh nhu hoa

Cặp đôi có tình yêu tuyệt đẹp

Tục minh hôn, cưới vợ, cưới chồng cho người chết ở Trung Quốc

Đây là một hủ tục lạc hậu, ghê rợn nhưng cũng khiến nhiều người phải tò mò về nó. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc minh hôn được cho là từ... Tào Tháo

Tục minh hôn đám cưới có người chết trẻ chưa có gia đình đã có từ rất lâu ở đất nước Trung Quốc. Dù không biết đích xác là thời gian nào nhưng theo một vào câu chuyện, cũng như những điển tích để lại thì tục minh hôn do Tào Táo khởi sướng ra. Tương truyền rằng con trai Tào Tháo là Tào Xung chẳng may yểu mệnh, chết khi chưa lập gia đình, Tào Tháo thương con trai nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên cùng Tào Xung để dưới âm tuyền anh được vui vẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.