Ảnh: Ramen Boy/SCMP. |
Ảnh: SCMP. |
Ảnh: JP. |
Ảnh: IG. |
Ảnh minh họa. |
Được biết, món mì ramen cầu vồng này sử dụng nước súp miso truyền thống, "cầu vồng" trên sợi mì thực chất là nước sốt phô mai 7 màu.
Ảnh: SCMP. |
Ảnh minh họa. |
Nguồn video: THĐT
Ảnh: Ramen Boy/SCMP. |
Ảnh: SCMP. |
Ảnh: JP. |
Ảnh: IG. |
Ảnh minh họa. |
Được biết, món mì ramen cầu vồng này sử dụng nước súp miso truyền thống, "cầu vồng" trên sợi mì thực chất là nước sốt phô mai 7 màu.
Ảnh: SCMP. |
Ảnh minh họa. |
Nguồn video: THĐT
Có một loài chim hoang dã sinh sản rất nhiều ở các khu rừng tràm miền Tây Nam Bộ, nhất là vùng sát biên giới Tây Nam, thường được người dân gọi là cúm núm. Thêm vào đó, loài này có thịt ngon tương đương thịt gà nên còn được nhớ đến với cái tên gà nước. Các món ngon miền Tây từ cúm núm được người dân nơi đây và du khách thập phương hết sức yêu thích. |
Cúm núm không quá lớn, con trống chỉ khoảng 300 – 400 gam, con mái nhỏ hơn một chút. Cái tên độc đáo có một không hai của giống chim trời này được đặt theo tiếng kêu "cúm, cúm cúm, cúm.." của chúng. Khoảng lúc trời về chiều hay đêm khuya là tiếng kêu này vang rõ hơn cả.
|
Những món ngon từ cúm núm là món ăn dân dã đã có từ thời khai hoang mở cõi, được dân miệt vườn và cả các nhà hàng, quán ăn ở thành phố vô cùng ưa chuộng.
|
Cúm núm có thể chế biến thành nhiều món ngon, hầu hết đều sử dụng những nguyên liệu dân dã nơi miệt vườn, món nào cũng ngon miệng nhớ đời với những ai đã từng được thưởng thức.
|
Các món ăn từ cúm núm hầu hết đều sử dụng nguyên liệu dân dã, miệt vườn nhưng luôn trở thành món ngon nhớ đời với những người đã từng được thưởng thức thứ “gà nước, chim trời” có một không hai này.
|
Món ăn phổ biến hơn cả phải kể tới cúm núm nướng. Khi nướng chín trên bếp than, mùi thơm do mỡ từ thịt tứa ra đầy hấp dẫn, tạo nên món ăn khó có thể chối từ.
|
Cúm núm nướng xé ra ăn kèm với các loại rau rừng, khế chua, chuối chát và chấm với muối hột kèm mấy trái ớt hiểm. Cách ăn này giữ nguyên được chất ngọt thơm của loài chim đồng nội.
|
Người miền Tây còn có vô số món ngon được chế biến từ cúm núm như cúm núm khìa nước dừa, cúm núm quay lu, cúm núm chiên… Muốn khìa nước dừa, đầu bếp đem cúm núm ướp nguyên con với các loại gia vị rồi cho lên bếp, phi tỏi thơm rồi thả chim vào khìa.
|
Cúm núm khìa chấm nước mắm chanh ớt, ăn với lá cách, lá lụa, cát lồi, đọt sộp… Có người còn xé thịt cúm núm khìa trộn vào xôi (hoặc cơm nếp) thành món điểm tâm mà bất cứ ai ăn rồi đều muốn được thưởng thức lần nữa.
|
Phổ biến hơn nữa là cúm núm xào bầu. Thịt chim đem xào cho săn lại, chín mềm rồi mới cho bầu vào xào tiếp, nêm vừa ăn cho ra đĩa, rắc thêm ít hành lá xắt nhuyễn và tiêu xay. Thịt cúm núm kết hợp với hương vị của bầu tạo nên một món ăn bình dân mà ngon miệng lạ lùng. Ảnh: Internet.
|
Video "Các chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Súp lơ xanh vốn được coi là siêu thực phẩm cho trẻ em, vì nó nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng giảm dị ứng, tăng cường sức đề kháng. |
Món ngon đơn giản từ súp lơ là cứu cánh cho các bà mẹ có bé lười ăn rau. Bằng cách lựa chọn nhiều nguyên liệu khác nhau, đây là món ngon cho bé có thể cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết. |
Các đầu bếp đã sử dụng dế để làm nên cả sợi mỳ lẫn nước dùng. Đầu bếp Yuto Shinohara tin rằng hương vị của dế khác nhau tùy thuộc vào chế độ ăn và cách nuôi dế. Những con dế làm nên món mì ramen được nhân giống và nuôi dưỡng cẩn thận ở quận Tokushima. |
Để làm được bát mì ramen dế, người đầu bếp phải sử dụng hơn 100 con dế tính cả làm mì và nấu nước tương. Tất nhiên, sợi mì dế là sự phải pha trộn theo công thức đã qua nhiều lần thử nghiệm giữa bột dế và bột mỳ ngon từng làm ra loại mì maruyama nổi tiếng ở Tokyo.
|
Antcicada dự định mở một nhà hàng ở Tokyo dành cho những thực khách thưởng thức và tìm hiểu về việc ăn côn trùng. Tuy nhiên, Covid-19 đã làm kế hoạch này tạm phải hoãn lại. Những khách hàng muốn ăn phải mua mang đi hoặc đặt qua các ứng dụng giao hàng.
|
Mì ramen dế được đóng gói sẵn và bán trên thị trường nước ngoài như Phần Lan, Estonia. Mỗi phần ramen đóng gói sẵn bao gồm: mỳ, thịt xá xíu, măng, nước dùng và một con dế khô.
|
Phần ăn mì ramen dế được bán từ 2 suất trở lên với giá 2.200 yen (tương đương khoảng 480.000 đồng), 4 suất có giá 4.200 yen (khoảng 922.000 đồng), 10 suất có giá 10.000 yen (khoảng 2,2 triệu đồng).
|
Công ty sản xuất mì dế còn cho ra đời loại bia dế, dế luộc và trà sữa nhộng. Chủ sở hữu của công ty và đầu bếp Yuto Shinohara đều là những chuyên gia côn trùng học. Họ đã nghiên cứu và đưa côn trùng vào đồ ăn hàng ngày hơn 20 năm qua.
|
Vài năm trước, đầu bếp nhà hàng Yuta Shinohara cũng từng gây sốt với món mì ramen côn trùng khiến thực khách xếp hàng dài chờ được ăn thử.
|
Theo ông Yuta, nhà hàng của ông có thể bán hết 100 tô mì chỉ trong vòng một buổi sáng. Vì vậy, họ phải ngưng cho đặt món này trong thực đơn bữa trưa vì không đủ nguyên liệu để phục vụ.
|
Để đem lại một khẩu vị mới lạ cho món ăn truyền thống của người Nhật, nhà hàng cho phép thực khách của mình có thể tùy chọn loại nước dùng với bất kì loại côn trùng nào họ thích.
|
Thực khách cũng có thể gọi một phần đầy đủ gồm: mì ramen sâu bọ, cơm vị dế, món cuốn từ nhộng chiên giòn và tráng miệng là món kem được rắc bột côn trùng.
|
Ông Yuta hy vọng, món mì độc đáo này sẽ giúp người dân Nhật Bản cũng như các nước trên thế giới có cơ hội trải nghiệm các món ăn ngon và bổ dưỡng từ những loại côn trùng trong tự nhiên. Ảnh: Internet. |