Mẹ "bỉm sữa" làm việc online tại nhà mùa dịch: Những sự cố "cười ra nước mắt"

hực hiện cách ly xã hội, nhiều cơ quan, doanh nghiệp cho nhân viên làm việc online tại nhà. Điều này đã dẫn đến nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” của các mẹ "bỉm sữa" khi vừa phải làm việc, vừa “điều hành” các con.

rước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, thực hiện theo khuyến cáo của Chính phủ, nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp đã quyết định cho cán bộ, nhân viên làm việc online tại nhà. Đây được xem là một biện pháp tình thế hữu hiệu để giãn cách xã hội, hạn chế lây lan dịch bệnh.
Với sự tiến bộ của công nghệ, làm việc trực tuyến cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng từ đây, rất nhiều những sự cố hài hước đã xảy ra. Rất nhiều mẹ bỉm sữa đã phải “kêu trời” vì rơi vào tình huống “khóc dở mếu dở” vì làm việc trực tuyến.
Đang họp trực tuyến với sếp, con gào khóc ăn vạ, đòi “đủ thứ trên đời”
Một trong những tình cảnh “ngán ngẩm” mà nhiều mẹ bỉm sữa gặp nhiều nhất chính là việc vừa phải làm, vừa “điều hành” việc nhà. Dịch bệnh dẫn đến việc trẻ em cũng được nghỉ học ở nhà. Bởi thế, khi có mẹ, nhiều bé trở nên mè nheo, ăn vạ và đòi mẹ bế liên tục. Không chỉ vậy, các nhu cầu từ ăn, uống, thậm chí đòi đi vệ sinh dù cho mẹ đang phải làm. 
Chia sẻ về tình cảnh này, chị Ngọc Hà (40 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mình ở nhà làm việc, cứ đang làm thì con đứng bên gào khóc. Nhiều hôm họp trực tiếp với sếp và đối tác, đang bàn việc căng thẳng con cũng nhảy vào màn hình nói to "cho con ngồi bô”. Mình rối rít xin lỗi mọi người, nhờ vội người nhà đưa con ra khỏi phòng nhưng những âm thanh đó cũng lọt cả vào cuộc họp khiến ai nấy đều phải bật cười”.
Không chỉ vậy, các bà mẹ còn phải vừa làm vừa đóng vai trò “quan tòa xử kiện” khi đám trẻ ở nhà tranh giành đồ chơi với nhau: “Nhà mình có 2 đứa con, ở nhà lâu ngày các con cũng chán, tranh giành đồ chơi suốt ngày. Mẹ làm việc nhưng cứ được vài phút lại con gái khóc vì bị anh trêu, con trai tức tối vì em ngang bướng. Đứa thì khóc đòi xem tivi, đứa lại đòi mẹ cho ăn… Vừa tập trung giải quyết công việc, vừa phải chăm con thực sự khiến mình quay cuồng” – chị Mai Trang, 40 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số gia đình lại rơi vào một “cuộc chiến” tranh giành thiết bị điện tử để họp trực tuyến. Có lẽ chưa bao giờ việc tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ở nhà và làm việc xuất hiện như lúc này nên không phải nhà ai cũng có đủ laptop, máy tính bảng để phục vụ.
Chị Thanh Ngà (42 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) kể: “Nhà mình có tới 3 đứa con, thêm 2 vợ chồng nghỉ làm ở nhà nữa. Mỗi sáng, các con thì cần học trực tuyến theo giờ của cô giáo, bố mẹ thì họp theo lệnh điều động của lãnh đạo. Hôm nào cả nhà cũng náo loạn, căn giờ, người này nhường người kia khi tới giờ họp hoặc học để tránh không bị ảnh hưởng”.
Quên không tắt trực tuyến, “truyền hình trực tiếp” đủ mọi cái xấu xí
Nhắc tới những sự cố khi làm việc tại nhà, đây có lẽ được xem là một “thảm họa” mà nhiều chị em sợ nhất. Bật phần mềm họp trực tuyến nhưng sau đó quên không tắt để rồi sau đó mọi “hỷ, nộ, ái, ố” đều lộ ra trước mọi người khiến nhiều bà mẹ không biết phải giấu mặt vào đâu. 
Khi được hỏi về vấn đề này, chị Mai Anh (32 tuổi, Hoàng Cầu, Hà Nội) vẫn chưa hết xấu hổ khi kể lại câu chuyện của mình. Theo lời chị, hôm đó phải họp trực tuyến, có cả các sếp, do không tắt tiếng nên chị cũng không hề biết rằng mọi âm thanh mắng chồng, mắng con của chị lọt hết cả vào khiến toàn bộ các đồng nghiệp đều nghe thấy:.
“Lúc đó công việc nhiều căng thẳng quá, trong khi chồng và con bên ngoài cứ nháo nhào cả lên, mình bực bội mới quay ra lớn tiếng nói để cả hai giữ trật tự. Không ngờ, mọi “ngôn từ hoa mỹ” ấy đều lọt cả vào cuộc họp. Tất cả mọi người đều nghe thấy.
Mình thậm chí vẫn không hay biết mà xa xả nói tiếp, cho tới khi một người bạn nhấc máy điện thoại báo, mình mới biết vội vàng tắt đi”.
Cũng chung “một số phận” như chị Mai Anh, chị Ngọc Huyền (Q.Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Hôm ấy trao đổi công việc với mọi người xong, vừa tới giờ nghỉ nên mình đi ăn uống, làm việc cá nhân. Mình không hề biết rằng mình đã quên tắt phần trò chuyện trực tuyến.
Vậy là mình cứ hồn nhiên, vô tư, từ ăn uống, ném đồ đạc khắp nhà đến đủ mọi thứ xấu xí khác trước màn hình máy tính. Tới giờ làm việc buổi chiều, nhìn thấy cả một album ảnh được đồng nghiệp chụp lại cảnh tượng xấu xí về mình, mình ngượng không biết phải giấu mặt vào đâu. 
Me
(Ảnh minh họa) 
Ngoài trường hợp tự mình “lộ thiên” những hình ảnh không được đẹp mắt cho lắm thì việc những người thân trong nhà vì không biết nên đã “vô tình” tiết lộ những cái xấu trước bàn dân thiên hạ cũng là một nỗi khổ. Chị Lan Anh (30 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) ngậm ngùi chia sẻ: “Ở cơ quan, lúc nào mọi người cũng khen mình là đứa chỉn chu, xinh xắn, vậy mà chỉ sau hơn 1 tuần làm việc ở nhà hình tượng ấy đã bị phá hỏng.
Hôm đó họp trực tuyến, chồng mình không biết nên đi từ đằng sau vào lớn tiếng chê trách: Em bừa bãi quá, áo quần lộn xộn vứt khắp nhà, cả đồ của con nữa… Rồi anh đưa lên nào là váy ngủ, đồ lót… Khốn khổ thay, những hình ảnh đó đều đang được “truyền đi chóng mặt” với tất cả những đồng nghiệp của tôi”.
Mặc dù có những khó khăn, những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bỉm sữa đều xác định sẽ phải cố gắng làm tốt mọi việc, vừa làm vừa chăm con, cùng nhau ở nhà để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Một số mẹ thông thái cũng đã đưa ra giải pháp để khắc phục những tình huống rắc rối này giúp việc làm online ở nhà trở nên hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho mẹ bỉm sữa:
Dậy sớm để chuẩn bị một số việc nhà
Để đảm bảo có thể vừa chăm sóc các con, vừa hoàn thành tốt công việc cơ quan, không có gì tốt hơn việc mẹ bỉm sữa nên dậy sớm một chút để có nhiều thời gian chuẩn bị. Bằng cách này, các mẹ có thể làm các việc liên quan đến cá nhân như vệ sinh, thay đồ, thậm chí là tập một bài thể dục đơn giản để nâng cao sức khỏe. Tiếp đến, các mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể nấu đồ ăn sáng cho các con, cho gia đình. 
Về phần công việc cơ quan, các mẹ bỉm sữa cần lên kế hoạch, chuẩn bị và sắp xếp thứ tự những việc phải giải quyết trước, sau để khi bắt tay vào làm đạt hiệu quả tốt nhất, tránh chồng chéo, rắc rối, không biết bắt đầu từ đâu, vừa mất thời gian vừa không có được kết quả như mong đợi.
Việc dậy sớm khi các con đang ngủ sẽ giúp mẹ bỉm sữa có nhiều thời gian để cho mọi thứ vào trạng thái sẵn sàng. Khi con dậy, mọi thứ về cơ bản đã xong, bạn có thể yên tâm để bắt tay vào làm công việc của cơ quan.
Hướng dẫn con lớn hỗ trợ chăm sóc em hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân
Nếu như gia đình bạn có con lớn, có thể hướng vẫn và nhờ con giúp mình những công việc như chơi với em, ăn cùng em, cho em ngồi bô... hay bất cứ việc gì khác trong khả năng có thể của con nếu như lúc đó bạn bắt buộc phải tập trung vào giải quyết việc công ty. Bằng cách này, bạn chẳng những không bị ảnh hưởng tới công việc mà còn rèn cho con biết cách sẻ chia, làm việc nhà và gắn bó với em hơn. 
Ngoài ra, hai vợ chồng cũng có thể phân công, hỗ trợ nhau, khi người này cần phải họp trực tuyến gấp thì người kia sẽ phụ trách các việc nhà, chăm con và ngược lại.
Thông báo với gia đình về thời gian họp trực tuyến của mình, tạo không gian riêng
Để tránh những sự cố đáng tiếc khi toàn bộ hình ảnh cuộc sống của bạn được "truyền hình trực tiếp" tới tất cả những người đồng nghiệp khi đang họp online, bạn cần thông báo với gia đình lịch làm việc này. Hãy nói với người thân của mình trong khoảng thời gian nào bạn sẽ có 1 cuộc họp để mọi người biết, tôn trọng và không làm những việc có thể gây ra sự cố ngoài mong đợi.
Thêm vào đó, bạn nên vào một phòng riêng, đóng kín cửa lại để đảm bảo sự yên tĩnh, tránh mọi người đi lại và những chuyện riêng tư trong gia đình ảnh hưởng.

Rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông làm hành động xấu không tưởng

(Kiến Thức) - Clip ghi lại cảnh sau khi rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông "cầm luôn" chai dung dịch rửa tay khô ở thang máy để vào ô tô gây bức xúc dân mạng.

Những ngay qua khu dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới ngoài việc đeo khẩu trang, tránh ra ngoài thì người dân được khuyến cáo nên rửa tay bằng dung dịnh vệ sinh để phòng ngừa.

Cũng chính từ việc đó, một chuyện không hay đã xảy ra. Cụ thể, mới đây đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông trung niên sử dụng dung dịch rửa tay  phòng dịch Covid-19 được trang bị cạnh thang máy.

Chân dung nữ sinh ngành Y xung phong làm việc trong khu cách ly Covid-19

(Kiến Thức) - Với suy nghĩ thanh niên nên làm điều có ích cho xã hội, Trần Huyền Thảo An đã xung phong đăng kí vào khu cách ly Covid-19 để hỗ trợ đội ngũ y, bác sĩ chống dịch.

Chan dung nu sinh nganh Y xung phong lam viec trong khu cach ly Covid-19
 Mới đây, trên diễn đàn của trường Đại học Duy Tân chia sẻ bài viết của một người mẹ có con gái đang là sinh viên năm thứ 5, ngành Y của trường đăng kí tham gia hỗ trợ các y, bác sĩ trong khu vực cách ly Covid-19 gây chú ý trên nhiều diễn đàn mạng.

Giữa mùa dịch Covid-19, dân chung cư ấn thang máy ra sao?

(Kiến Thức) - Dùng tăm, giấy ăn hay bật lửa là những cách để dân chung cư sử dụng thang máy trong mùa dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp.

Giua mua dich Covid-19, dan chung cu an thang may ra sao?
 Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nhiều chung cư tại Hà Nội đã tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở thang máy - nơi nhiều người đi lại mỗi ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.